1. Tứ trụ (tiếp)
Nhân vật thứ hai nóng-nhất-mạng-xã-hội: Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyện ngoài lề. Tôi có một kỉ niệm nhỏ liên quan đến
ông Dũng. Năm 2013, Trương Tấn Sang đã chỉ đạo trực tiếp cho phó bí thư thành ủy
trực khi ấy là Nguyễn Văn Đua, phải bắt tôi. Thậm chí chỉ cần tạm giam 4 tháng
rồi thả không cần khởi tố. Trong 19 entry trên blog dùng để “kết án”, có tới
13 bài tôi...khen ngợi ông Dũng.
Tôi sẽ không lặp lại những điều đã viết về ông Dũng
mà gần nhất là entry NHÂN VẬT CỦA NĂM. Ở đây, tôi chỉ hệ thống lại rất gọn, theo 2 tiêu chí đã đề ra ở phần 1.
Về chủ quyền quốc gia, tôi mượn lời của luật sư Hưng Đinh Thế, ông viết thế này: “Không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu
nghị viển vông". Bình chọn câu này vào top những câu nói hay nhất trong lịch
sử bang giao của xứ này. Khẩu khí lẫm liệt của Hoàng đế Đại Việt chứ
không phải thái thú An nam Giao chỉ quận.
Nếu có gì cần nói thêm trong việc bảo vệ cương vực tổ quốc, đó là ông Dũng cô đơn
trong quan điểm rất cứng rắn với Trung quốc. Ngay sau khẩu khí lẫm liệt tại Shangri La, ông Dũng phải kiểm điểm trước
BCT, chịu sự đập bàn chỉ mặt đã phá vỡ mối quan hệ hữu nghị Việt Trung. Tới tận
cách nay vài tuần, ông vẫn phải giải trình “khuyết điểm” này bởi lá đơn tố cáo
của ông Phan Diễn.
Về quản lý kinh tế, xã hội. Tôi điểm ra
đây vụ án kinh tế lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt, để nhìn nhận trách nhiệm
của ông Dũng tới đâu: Vụ Vinashin.
Phát triển kinh tế biển mà cụ thể đầu
tư lớn cho Vinashin, là một chủ trương xuất phát từ BCT. Nguyễn Sinh Hùng TRỰC TIẾP
KÍ TẤT CẢ các quyết định cho các khoản
vay (năm 2012 lên đến hơn 4 tỷ đôla) bởi khi ấy là phó thủ tướng thường trực kiêm trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin
(năm 2006). Chức trưởng ban này sau được chuyển sang ông Vũ Văn Ninh.
Tôi chưa tìm được ở đâu, ông Dũng đổ lỗi cho cấp dưới khi vụ
Vinashin đổ bể. Và ai, nếu không phải ông Dũng, chỉ đạo Bộ công an dưới quyền, quyết liệt đưa
những kẻ sâu mọt phá hoại đất nước ra trước vành móng ngựa?