Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

ĐỌC HUY ĐỨC-về ngoài sách

Từ một vài chuyện hậu trường của cuốn sách sẽ vẽ ra được chân dung tác giả Bên thắng cuộc. 
*** HĐ viết đã gửi bản thảo đến một vài nhà xuất bản trong nước (tháng 11) nhưng không nơi nào dám in. Hiểu theo một cách nào đó, việc không xuất bản công khai trước ở trong nước là một việc chẳng đặng đừng.
Cứ cho HĐ là VIP, đại VIP đi, tức vài NXB đó phải gác hết các cuốn đang xếp hàng chờ giấy phép lại để đọc HĐ thì với, 500 trang in- quãng gấp rưỡi từng đó trang nếu là dạng bản thảo, lại liên quan đến rất nhiều cứ liệu lẫn nhân vật lịch sử đang sống, có biên tập viên tài thánh nào thẩm định kịp trong một tháng (tính đến ngày phát hành online chính thức) để mà trả lời HĐ, có in hay không.
*** Rất ít không có nghĩa không ai biết, chuyện HĐ nhờ sứ quán Mỹ - cụ thể là tham tán chính trị - chuyển bản thảo về nước và sứ chuyển thẳng cho...tuyên giáo trung ương, nhưng lại không kèm theo bất cứ lời gửi gắm nào.
Hành động này của sứ, tương tự như một vài trường hợp trước đó,  linh mục Nguyễn Văn Lý chảng hạn,  mang thông điệp nước Mỹ không hoan nghênh các nhân vật này trú ngụ nhưng sẽ bảo trợ (bằng thông cáo tuyên bố mồm) khi họ gặp sự cố với chính quyền tại bản quốc.
*** Sinh thời, cụ Võ Văn Kiệt có ý viết hồi kí. Cụ đã gọi Tâm Chánh (cố TBT SG tiếp thị-he he), khi ấy còn ở Tuổi trẻ và chuyên trách đưa tin hoạt động của quan đầu tỉnh Trương Tấn Sang, tới đặt hàng. Chánh đã thoái thác bằng cách giới thiệu HĐ với cụ.
Phần lớn các cuộc gặp gỡ với các VIP, thậm chí vào cả tàng thư công an của HĐ, là nhân danh việc viết cuốn hồi kí này.
Ông cụ mất, sách  chửa thấy đâu và lúc này nếu có ra, sẽ vấp phải chuyện bản quyền. Tức phải được sự đồng ý của bà Phan Lương Cầm mới được phép xuất bản.
Beo là người đầu tiên báo cho HĐ biết tin cụ Kiệt mất, chừng 20 phút sau khi cụ đi tại Singapore. Một chi tiết rất vặt nhưng cho thấy mối quan hệ của HĐ và bà Cầm ra sao và nó giải thích được thái độ đầy thành kiến của HĐ mỗi khi viết về bà trong cuốn sách.