Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

SO SÁNH HIẾN PHÁP 1992 VÀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP MỚI


Gần như không đúng với tất cả những gì báo chí  tuần qua định hướng dư luận, bản Dự thảo Hiến
pháp mới (sau đây gọi là dt) có 11 chương, 126 điều. So với Hiến pháp năm 1992
(92), bản này giảm 1 chương, 21 điều, 18 điều giữ nguyên, 95 điều sửa đổi và có
tới  13 điều mới.


Những bất cập của  92, cụ thể như sau :


Về chế độ chính
trị


92 quy định về quyền làm chủ của nhân dân được thể
hiện chủ yếu dưới hình thức dân chủ đại diện; Mối quan hệ và trách nhiệm giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện tam quyền chưa được phân lập rõ, trùng
lặp về thẩm quyền.


Về
chế độ kinh tế


92 chưa
làm rõ nội hàm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị
trường, nội hàm của từng thành phần kinh tế...; Chưa quy định về "tài
chính công”, mới chỉ có quy định về ngân sách nhà nước.


Quy
định về sở hữu toàn dân (đối với đất đai) chưa làm rõ quyền của nhân dân với tư
cách là người chủ sở hữu, vai trò và trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại
diện chủ sở hữu.


Về quyền
con người


92 chưa phân biệt rõ quyền con
người, quyền công dân; chưa xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo
vệ quyền con người, chưa thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong
Nhà nước pháp quyền.


Về bộ máy nhà nước. Đây là phần duy
nhất báo chí  đề cập trong thời gian qua nhưng hết sức phiến diện, thậm chí
còn sai lệch hoàn toàn.


92 quy định Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước. Tuy nhiên,
thế nào là " quan trọng " lại chưa
được xác định cụ thể, dẫn đến có những quyết sách quan trọng về định hướng phát
triển kinh tế - xã hội, về tài chính, ngân sách có ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế và đời sống người dân lại không được trình Quốc hội quyết định, ngược lại có
trường hợp Quốc hội can thiệp sâu vào hoạt động hành pháp
, ảnh hưởng đến sự linh hoạt của chính phủ, đặc biệt
trong bối cảnh kinh tế thị trường
.


92 chưa làm nổi bật vai trò của
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh
các lực lượng vũ trang.


92 phân định
thẩm quyền giữa Chính phủ và Thủ tướng chưa rõ.
Ví dụ quy định
cả Chính phủ và Thủ tướng đều lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân các cấp
hay quy định đan
xen trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực
giữa bộ trưởng và thủ tướng.


92 chưa quy định rõ nguyên tắc phân công, phân cấp giữa
trung ương và địa phương


92 chỉ có các thiết chế hoạt động
trong điều kiện bình thường, chưa dự liệu được cách thức điều hành đất nước
trong những điều kiện đặc biệt (như khuyết hoặc vắng tạm thời một số chức danh quan
trọng trong bộ máy nhà nước...)


Một số văn bản quy phạm pháp luật tạo
ra sự chồng lấn, trùng lặp. Ví dụ 92 quy định Quốc hội quyết định chính sách tài
chính, tiền tệ quốc gia, nhưng Luật Ngân hàng lại quy định Quốc hội chỉ quyết
định một phần của chính sách tiền tệ quốc gia (
chỉ tiêu lạm phát hằng năm), còn nội dung quan
trọng khác của chính sách tiền tệ quốc gia được giao cho Thủ tướng Chính phủ và
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Tương tự, 92
quy định Chủ tịch nước quyết
định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang
, nhưng Luật sĩ quan Quân
đội quy định Chủ tịch nước chỉ phong, thăng quân hàm đại tướng, thượng tướng và
tương đương; việc phong, thăng quân hàm trung tướng, thiếu tướng và tương đương
được giao cho Thủ tướng, trong khi đó loại thẩm quyền này của Thủ tướng cũng không
được đề cập trong Hiến pháp.


92 chưa có cơ quan chuyên trách để bảo vệ việc thực
thi hiến pháp.


Sẽ biên tiếp DT sửa những bất cập của 92 như thế nào

Lời nhắn: bạn nào rành IT ghé
qua đây làm ơn liên lạc qua email hongho@thethaohcm.com.vn chỉ dẫn giùm Beo
một vài thao tác đánh nhau với yahoo.


Vũ ơi về ngay  cứu Beo. Yahoo lại nuốt bài.



 


 


 


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->