Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Đủ Để Tự Hào

Khuân từ nhà 5 xu về


Ba mươi năm là một khoảng thời gian khá dài, ít ra là đủ dài để người ta thấy giải một bài toán khó đến như thế nào. Và ý nghĩa của việc giải bài toán ấy lớn thế nào cũng người giải được nó phải ở đẳng cấp nào. Hay nói cách khác, nếu anh Châu không xử lý được mệnh đề cơ bản của chương trình Langland thì rất có thể thế giới cần thêm 30 năm nữa để có ai đó khác làm được việc này.


Ba mươi năm cũng là quãng thời gian mà Ngô Bảo Châu bước chân vào tiểu học cho đến lúc được báo Time bình chọn vào Top Ten Scientific Discoveries 2009.


Châu là lứa học sinh miền bắc đầu tiên, và có lẽ cũng là lứa đầu tiên của Việt Nam sau 1975, đi du học ở một nước tư bản.


Kỳ tích mà Châu vừa đạt được, rất có thể, và nên hy vọng, sẽ là tín hiệu cho những “thành tích chất xám” tiếp theo từ du học sinh Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.


Lịch Sử đã giao cho một dân tộc nhỏ bé, ở một nước non trẻ, bên bờ Thái Bình Dương, những nhiệm vụ hết sức mệt mỏi là đánh thực dân Pháp, đánh đế quốc Mỹ và đánh cả bành trướng Trung Quốc.


Có vẻ như nay Lịch Sử đã giao cho cái dân tộc nhỏ bé ấy những nhiệm vụ khác, đỡ mệt hơn. Và Châu là người đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ này theo một cách có lẽ là hơi cô độc.


Ba mươi năm là quãng thời gian để Châu bước chân vào tiểu học đến lúc làm thế giới toán học thở phào với việc cho cô gái lỡ thì nhà Langland qua sông.


Ba mươi năm là quãng thời gian để xã hội Việt Nam nhận ra gánh nặng mà Lịch Sử đã thô bạo đặt lên vai cả dân tộc.


Ba mươi năm ấy đủ để chúng ta nhận ra rằng mình đã và xài chùa của nhân loại rất nhiều tri thức mà chưa đóng góp được gì cho cái kho tàng kiến thức ấy. Tất cả những gì chúng ta đang sử dụng hằng ngày, từ chữ viết, ngữ pháp, nốt nhạc đến hệ điều hành Windows và máy nghe nhạc iPod, đều chứa rất rất ít hàm lượng chất xám do chúng ta đóng góp.


Sau ba mươi năm, kể từ nhiệm vụ cuối cùng mà Lịch Sử giao cho chúng ta ở biên giới phía bắc, nay với công trình của anh Châu, cuối cùng chúng ta đã bắt đầu đóng góp được tri thức của mình cho nhân loại.


Sau ba mươi năm tự hào bằng những nhiệm vụ mệt mỏi và đẫm máu, nay chúng ta đã có thể tự hào bẵng những thứ nhẹ nhõm hơn như nhiệm vụ mà Châu vừa hoàn thành. Mặc dù hầu hết chúng ta chả hiểu quái gì về cái công trình của anh Châu (mà hầu hết mấy tỷ người trên hành tinh này cũng quái hiểu), thế mới đủ để tự hào chứ, hehehe.