Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

XẾP HẠNG THAM LUẬN

1. Chửa bao giờ Beo thấy  nhà ông Việt nam học người Úc Thayer phát
ngôn cái gì cho ra dáng nhà ngâm kíu, khi thì thiếu thực tế khi sai, khi lại lảm
nhảm ba chuyện vặt vãnh. Vớ được cái này trên bờ bờ cờ, thấy ông Anh cuốc này
khá hiểu Việt ta. Thật tiếc  hai cuốn
sách của ông ấy không biết mua ở đâu, tìm trên eBay không thấy bán.  


Tiến sĩ Martin Gainsborough, Phó giáo
sư về Chính trị Phát triển tại Đại học Tổng hợp Bristol và là người đồng khởi
xướng Nhóm chuyên gia Châu Á Thái Bình Dương thuộc Hiệp hội nghiên cứu chính
trị của Anh Quốc
,  nói
rằng dù thế nào chăng nữa, chính sự chuyển biến xã hội tại Việt nam sẽ thúc đẩy
hệ thống phải đi theo
.
Chỉ một câu này thôi đã nói lên
khá  nhiều điều. Ví như đặc điểm chính
trị Việt ta là Đảng cầm quyền phải đi theo sau cuộc sống, thay vì chỉ lối soi
đường cho sự vận động của xã hội. Đi theo
cũng có mặt tốt là  sát thực tiễn, nhưng luôn
luôn bị đẩy vào thế bị động, đường trường không tránh khỏi tình trạnh hụt hơi.
Nói đơn giản hơn, tình trạng đi theo
là trái với quy luật của nhà nước các kiểu, trên toàn thế giới. Căn nguyên của
tình trạng này là hiện không có bất cứ nhà lý luận chính trị nào có khả năng
phác thảo ra được mô hình phát triển tổng thể cho tương lai (quãng 50 năm thôi)
cho Việt ta. Có cầu thị cách mấy thì cũng mang tính chắp vá, lẻ mẻ mỗi nơi một
chút. Đúng như nhận xét của M.G.
Còn khi tìm kiếm các thay đổi
chính trị thì ta nên nhìn vào những biến đổi nhỏ thôi. Như làm sao
để việc chọn lựa nhân sự nội bộ có tính cạnh tranh hơn. Ta không nên
chê và bác bỏ cách làm nhỏ, từng bước một này vì đấy chính là
cách Việt Nam
thực hiện các chuyển đổi chính trị những năm qua.


Hẳn nhiên sẽ có bác nhảy nhỏm
lên khi Beo lý giải căn nguyên như thế. Nhưng xin các bác hãy thử làm một việc
mà Beo đã làm khi quởn việc thế này: xếp hàng ngang tất cả các ông hàng hiệu
(chả lấy gì làm nhiều) cả chìm lẫn nổi hiện nay, rồi gạch đầu dòng ra những
quan điểm cơ bản nhất của mỗi ông để thấy, nó tréo ngoe nhau đến buồn cười thế
nào. Nghe theo đủ các ông ấy thì Mỹ cũng sụp đổ như đông Âu, có khi còn nhanh
hơn.


Một dạo nghe tin nhà bác bên
Pháp thành lập một Viện nghiên cứu Đa nguyên cho Việt nam, Beo quan tâm (thậm
chí cả hy vọng) ghê lắm vì cho đến giờ này Beo vẫn đánh giá rất cao trí thức
Việt ở Pháp, đặc biệt mảng khoa học xã hội. Quanh đi quẩn lại thế nào lại thấy
tinh tài chợ cho mấy bác mạng Bô,
mang danh chí thức  mà bàn cả chuyện trym bướm của con
nhà báo hạng bét như Beo.


2. Cho đến thời điểm này thì bài tham luận hay nhất tại
đại hội đảng đang diễn ra là của Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Phó chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị. Hai phần rõ rệt và chỉ nhấn vào những điểm chính yếu, khiến người
nghe thấy rõ cống hiến của quân đội trong thời gian qua ra sao và kế sách giữ
nước trong thời bình những năm tới như thế nào. Chiếu hai tiêu chí này sang thì
bản tham luận dở nhất thuộc bộ công an. Nếu không có bản photo thách phóng
viên tóm ghi được gì. Ấy là chưa kể, Beo vốn háo sắc mà bác Lịch thì lại sáng
giai đến thế.


3.   Sẽ rất phiến diện khi không kể thêm tên bác Giám đốc Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia trong bảng xếp hàng ngang ở phần 1 trên kia.
Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện CNXH
Chủ nghĩa xã
hội (CNXH) theo quan điểm của chủ nghĩa Mác  Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế  xã hội cộng sản chủ nghĩa CNXH tiến bộ ưu việt
hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng chính trị kinh tế văn hoá xã
hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức bóc lột bất công
(Beo
tự động xoá dấu chấm phẩy giúp đọc cho nhanh)


4.  Hai tham luận Beo thích nhất, chả lý luận cao
siêu vòng vo tam quốc gì phức tạp mà đưa ra những vấn đề sát sườn cụ thể của
người lao động, một của ông Tổng liên đoàn lao động và một kia của đoàn Khánh
hòa. Sau phát biểu của đoàn Khánh hòa, Beo nghĩ tại sao không định hướng Việt
ta là một nước nông nghiệp phát triển nhỉ? Điều kiện tự nhiên, đặc thù văn hóa…chả
có điểm nào phù hợp cho việc sản xuất ôtô tàu bay, cứ trồng cây gì nuôi con gì
có khi lại giàu nhanh. Chục kỳ đại hội rồi bám mãi vào hướng phát triển công
nghiệp hiện đại, trong khi lát gạch viền cái ao Hoàn Kiếm cũng phải đưa ra HĐND
oẳn tù tì, thì biết đến bao giờ mới bay tít lên zời cao hay xông thẳng ra biển
nhớn? Làm  gì, nghĩ gì Beo cũng thích bám chặt vào người nông dân, nơi có cả dòng
họ nội Beo, đang ở đó.


Còn tiếp nếu còn hứng