Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

TƯỚNG HƯỞNG, WIKILEAK VÀ CÁC ÔNG MỸ (kì 1)

Tốt nghiệp tiến sĩ luật,  tướng Hưởng có một thời gian rất dài được đào
tạo và chinh chiến ở ngoài nước trước khi về nắm cục Mỹ (gọi tắt thế cho dễ
nhớ) đầu những năm 90, thế kỉ trước.


Thế nên ông có mặt, dĩ nhiên phía
sau hậu trường, gần như xuyên suốt toàn bộ quá trình bình thường hóa quan hệ
Việt-Mỹ, từ thuyết phục  Mỹ bỏ cấm vận
Việt, thuyết phục …Việt kí kết WTO cho tới bây giờ, khi ông rời bộ Công an sang
giữ chức phái viên Thủ tướng.


Hơn 10 năm trở lại đây, tất
cả các quan chức ngành ngoại giao Mỹ (ngang cấp) khi vào Việt Nam đều đề đạt yêu
cầu được gặp riêng ông. Trong một số cuộc gặp như thế, các nhà báo được ông cho
phép tham dự nhưng không được đưa tin.


Wikileak tiết lộ 2 bức điện
đánh đi từ sứ quán Mỹ tại Hà Nội, báo cáo nội dung làm việc giữa Tướng Hưởng và
phái đoàn Mỹ về Bộ Ngoại giao. Beo sẽ đăng nguyên văn hai bức điện và ngay sau
đó là xả băng, cũng nguyên văn, toàn bộ cuộc đối thoại để thấy sự xảo trá đến
hài hước của ngành ngoại giao, và chắc chắn không riêng gì ngoại giao Mỹ.


Vì xả băng nguyên văn nên sẽ
rất dài, khó theo dõi. Beo sẽ nhấn chữ bold những phần ngược nhau nhất giữa nội
dung bức điện và cuộc trao đổi. Băng ghi âm này là của nhà báo Nguyễn Như Phong,
hiện là Tổng biên tập báo Năng lượng mới.


Bức điện thứ nhất, đánh đi
lúc 14h ngày 11/9/2008, 1 tiếng sau khi cuộc gặp kết thúc. Toàn văn như sau:


TÓM TẮT: Cuộc gặp ngày 11
tháng 9 giữa thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng và Đại Sứ thể hiện sự phấn khởi về
phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương. Thứ trưởng Hưởng đưa ra một cách
nhìn trái ngược về việc mở rộng khu lãnh sự TP Hồ Chí Minh, phủ nhận việc chính
phủ Việt Nam hạn chế hoạt động của các nhà ngoại giao, và phàn nàn về các buổi
gặp gỡ với người bất đồng chính kiến. Tướng Hưởng yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ
cần phải thông báo trước với Bộ trưởng và chính quyền địa phương về các cuộc
gặp “nhạy cảm”. Ngoài ra, Tướng Hưởng còn bày tỏ ý kiến về việc xâm chiến lãnh
thổ của Trung Quốc tại vùng biển phía Nam Trung Quốc, và không vui khi thiếu sự
hỗ trợ của Mỹ cho Việt Nam. Hưởng nói bộ trưởng Lê Hồng Anh sẽ thăm Hoa Kỳ vào
một ngày không xa. KẾT THÚC TÓM TẮT


----------------------------------


HO CHI MINH CITY CONSULAR
DISTRICT


VĂN PHÒNG LÃNH SỰ TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH


----------------------------------


 Đại Sứ yêu cầu Việt Nam gấp rút công nhận Hồ
Chí Minh là khu lãnh sự đầy đủ chức năng, đảm bảo với tướng Hưởng rằng nhân
viên lãnh sự sẽ không có mưu đồ đối lập
(hidden agenda) khi họ đi ra khỏi thành phố Hồ Chí Minh. Tướng Hưởng công nhận
các nhà ngoại giao Mỹ không phải là mối nguy hiểm, nhưng phía Nam Vietnam có
những vùng với “đặc tính riêng biệt” bao gồm những nơi tập trung dân tộc thiểu số,
đặc biệt là người Khmer. Việc mở rộng khu vực lãnh sự phải chú ý tới những “đặc
tính riêng biệt” này. Khi được hỏi, Hưởng phủ nhận việc Việt Nam ngăn cản công
tác của những nhà ngoại giao, và nhấn mạnh là các nhà ngoại giao Hoa Kỳ từ Hà
Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh có thể đi tới bất cứ đâu họ muốn. Tướng Hưởng nói
rằng đây là lẩn đầu tiên ông ta nghe tới vấn đề này.


 Đồng thời, tướng Hưởng nhắc tới việc Bộ trưởng
thường xuyên nhận được những lời phàn nàn của chính quyền địa phương về việc
các cuộc gặp giữa nhà ngoại giao Mỹ với người bản xứ. Lấy ví dụ như cuộc gặp
gần đây giữa nhân viên tại TP HCM với những người bất đồng chính trị. Tướng
Hưởng giải thích rằng những cuộc gặp gỡ như vậy sẽ không mang lại hiệu quả,
thúc đẩy những hoạt động phạm pháp, và thể hiện rằng Mỹ hỗ trợ cho những hoạt
động chống phá chính phủ. Tướng Hưởng nói rằng chính quyền cấp bộ trưởng (national level MPS officials) hiểu được
mong muốn của Hoa Kỳ được gặp những người như thế, nhưng cần phải tôn trọng
chính quyền địa phương. Hưởng yêu cầu phía Hoa Kỳ cần phải thông báo trước với
chính quyền địa phương về những cuộc gặp như thế, và đề nghị phía Mỹ phải có một công văn trực tiếp và chính thức
(direct and official line of communication) cho Bộ trưởng về những cuộc gặp với
những “nhân vật nhạy cảm”. Đại Sứ Mỹ giải thích rằng các nhà ngoại giao Mỹ trên
thế giới thường xuyên giao tiếp với tất cả thành phần trong xã hội. Hưởng ghi
nhận khi sự tin tưởng đang phát triển với Mỹ, Mỹ cần phải hiểu rằng vẫn còn một
nhóm người Việt nhạy cảm với vai trò của Hoa Kỳ. Hưởng hứa sẽ cùng Đại sứ giải
quyết về vấn đề này.


 -----------------------------------------


REGIONAL SECURITY AND THE
SOUTH CHINA SEA


AN TOÀN KHU VỰC VÀ PHÍA NAM
VÙNG BIỂN TRUNG QUỐC


-----------------------------------------


Hưởng bày tỏ rằng an toàn khu
vực, hòa bình và sự thịnh vượng sẽ không đạt được nếu không có sự hiện diện của
Hoa Kỳ. Ngoài ra, sự hiện diện của Hoa Kỳ góp phần bình ổn quan hệ khu vực.
Hưởng nhấn mạnh rằng Việt Nam muốn tạo những mối quan hệ tốt với tất cả các
quốc gia, đặc biệt là các nước láng giềng. Thế nhưng, Việt Nam không thể chấp
nhận việc xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc ở vùng biển phía Nam Trung Quốc.
Bày tỏ sự hỗ trợ tuyệt đối của Bộ trưởng cho cuộc hội thoại về an ninh sắp tới
vào tháng mười, Hưởng mong muốn cuộc hội thoại sẽ đề cập sâu hơn về vấn đề này.
Đáp lại việc không hài lòng của Hưởng về
việc Hoa Kỳ không hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề vùng biển phía Nam Trung Quốc
,
Đại sứ khẳng định rằng US hỗ trợ quyền của các doanh nghiệp Mỹ  được làm ăn hợp pháp với Việt Nam.


 MICHALAK

* Bạn nào thạo tiếng Anh nếu thấy sai sót trong bản dịch, xin hiệu đính giùm vào hộp thư.