Người Pháp mang cây càphê và
tập tục uống cà phê vào Việt, có lẽ vậy nên hương vị càphê Pháp gần với Việt
hơn cả so với những nơi mình đã đi qua. Sáng mùa đông, quán vỉa hè Paris , mùi càphê ngát nồng
làm quặn thắt nỗi nhớ chồng nhớ con. Sở dĩ có thể ngồi trên những cái ghế sắt ngoài
vỉa hè giữa mùa đông là bởi, trên đầu có
máy sưởi tỏa hơi ấm xuống. Bước ra khỏi khoảng không đó, lạnh thấu xương,
lại quặn thắt nỗi nhớ nhưng là nhớ… cái chăn len.
Một loại nữa cũng rất thơm, cực
thịnh ở New Zealand ,
nhưng để cầm cái li giấy đi ngoài đường cho ấm tay sướng hơn uống: Starbucks. Brasil,
thủ phủ cà phê thế giới với chất lượng và chủng loại khiến cả làng càphê phải
ngước nhìn. Đừng mơ mộng. Càphê ở đây đục lờ lờ quá bằng uống nước rửa nồi. Dân
Trung Đông chuộng càphê Ý, chua lè. Đôi chỗ còn bỏ thêm đinh hồi, y như uống
thuốc Bắc.
Cà phê Việt, đương nhiên ngon
nhất rồi. Tuy thế, có một loại không bao giờ nên uống, thậm chí kể cả uống thử,
càphê chồn.
Tất cả các loại càphê chồn
bày bán trên thị trường hiện nay với giá 1,2 triệu đồng kí, trăm phần trăm là
rởm vì, loại thật không thể dưới 70tr đồng/kí. Nếu pha đúng chuẩn quãng 40 li
một kí, tính ra gần 2 tr đồng/li. Điểm tâm bằng một li chồn cộng với tô phở cẩu
ăn Vườn Thủ đô mính từng tả, xong một
buổi sáng ngon lành cành đào của dân tp (not thành phố).
Người trồng càphê Việt có câu
Xanh nhà hơn đỏ đồng. Công nghệ thủ
công chưa thể làm càphê chín đều cùng lúc, vậy nên lác đác đỏ là đã phải thu
hoạch bởi đợi đỏ đồng, ăn cắp nó tuốt
bằng hết. Đây cũng chính là căn nguyên khiến cho chất lượng càphê Việt chưa
ngẩng đầu lên nổi với thế giới.
Với vị giác của chồn, nó chọn
những hạt chín, ngon nhất để xơi. Sau đó ị ra nguyên xi. Gọi đúng tên, càphê
cứt chồn. Công đoạn chế biến từ cứt chồn tới miệng người cũng khá nhiêu khê. Loại
này ngay sau khi uống vào, đầu óc tỉnh táo gần nguyên ngày. Nói chữ nghĩa, nó
như nạp vào cơ thể một nguồn năng lượng trong veo. Tai họa là, tất
cả các loại sẽ uống sau nó trở nên nhạt toẹt. Chưa hết, nó gây nghiện nặng. Vài
sáng sau, dốc cùng lúc hai li nhạt toẹt rồi
mà người ngợm vẫn cứ bâng khuâng như vừa bị mất cắp cái gì.
Hiện trên thị trường, duy
nhất có Trung nguyên còn sản xuất loại càphê cầu kì và, công bằng mà nói, tuyệt
hảo này.