Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

Thời đổi mới, có những nhân
vật lịch sử mà  các quyết định-quyết-liệt-cá-nhân
của họ rất khó phân định rạch ròi, công hay tội với đất nước.


Thời và dấu ấn cá nhân ông
Sáu Dê.


Các luận chứng kinh tế (nếu cho
văn bản đó là luận chứng) Beo xem được đều cho ra chung kết quả, làm đường dây
tải điện 500 Kí Bắc Nam
là lỗ vốn vì  chi phí duy tu bảo trì quá
lớn. Thế nhưng hiệu quả nhãn tiền, một thời gian dài miền Nam sống bằng nguồn điện này.


Quyết định xây nhà máy lọc
dầu Dung quất, sự phản biện lẫn phản đối quyết liệt hơn gấp bội vì kinh phí đắt
gấp gần 2 lần so với đặt Nhà máy này ở Long Thành. Tất cả  (in đậm) các nhà thầu
ngoại đều lắc đầu sau khi vào điều nghiên dù 
nhận được  những lời hứa ưu đãi đầu
tư đặc biệt. Một lần nữa ý chí cá nhân lại thắng khi đặt mục đích chính trị lớn
hơn mục đích kinh tế: Miền Trung nghèo quá, phải  dùng nhà máy này làm đà cất cánh. Nhà máy
tiếp tục được xây dựng với phương thức thuê chính những nhà thầu chính trước
đây làm…nhà thầu phụ. Dĩ nhiên, giờ này hẳn ai cũng đã biết kinh phí nó là bao
nhiêu và hiệu quả của việc cất cánh
bay tới đâu.


Có thể coi bà Ba Thi, Giám
đốc công ty lương thực TP, là một trong hiếm hoi những người khai mở ra nền
kinh tế thị trường của chế độ cộng sản Việt. Các ông Chẩn Vua lốp hay Kim Ngọc
khoán 10 đều sau bà Ba Thi. Bà Ba Thi cũng là nhân vật tiêu biểu nhất cho lí thuyết của ông Sáu Dê, miễn có lợi
cho dân cho nước thì làm bất chấp luật pháp.


Giờ kể lại hẳn thấy buồn cười
vì phương thức kinh doanh của bà Ba  ngày
ấy sơ khai không thể tưởng nổi. Trung ương ngăn sông cấm chợ biến mỗi tỉnh
thành thành một quốc gia. Trong khi đồng bằng sông Cửu long lúa gạo cho heo ăn không
hết Sàigòn  lại bo bo không đủ ăn. Bà
rùng rùng dẫn một đoàn xe xuống mua gạo với giá thỏa thuận (Beo nhớ không chính
xác, hình như gấp 4-5 lần so với giá quy định của Trung ương lúc bấy giờ) mang
về Sàigòn bán với giá kinh doanh, tức
là có lời lãi tí ti.


Dĩ nhiên, bà có thể làm vậy bởi
nhận được sự ủng hộ  cực mạnh của  ông Sáu Dê, lúc đó còn ở HFF, với câu nói nổi
tiếng Chị đi tù tui thăm nuôi.


Và không chỉ Sàigòn hết đói.


Nông dân miền Nam thoát được định
chế cấm vận quái lạ và quái ác, lại
cũng xuất phát chỉ từ một quyết định-quyết-liệt-cá-nhân, khác.


Rồi Đổi mới thay bằng Mở cửa.


Lí thuyết miễn có lợi cho dân cho nước thì làm bất
chấp luật pháp
,  hết thời.


Bên cạnh lí do giao thương
tầm thế giới không thể bất chấp luật,
có một lí do: đậm đà bản sắc dân tộc.


Phạm Thanh Bình, chủ tịch
HĐQT Vinashin.


Cái án 20 năm cho Bình chỉ
mới bóc tách ra một phần nhỏ (vụ này do
bên an ninh làm nên mấy chú thím nhà báo chả bâu vào được)
trong những phi
vụ làm ăn liều lĩnh, ngu xuẩn ngoài sức tưởng tượng do chính Bình trực tiếp chỉ
đạo thực hiện. Đối chiếu phiên ngang với những chỉ đạo từ bên  chính phủ, cho đến giờ có thể thấy hầu hết là xác
đáng, nhưng Bình đều không hề chấp hành. Nếu xử hết, Bình đáng tội tiêm hàng
chục liều thuốc độc chứ không phải một.


Bình là con gà nòi cuối cùng
trong lứa do ông Sáu Dê dung dưỡng. Đó cũng là lí do vì sao, sang đến nhiệm kì
thứ 2 ông Ba Dê mới lôi được Bình ra trước vành móng ngựa.


Suy diễn ra nào cơ chế quản
lí nào lợi ích nhóm…


Làm gì sang trọng được đến thế,
sơ khai lắm, thuần nông lắm, đậm đà bản sắc dân tộc thôi.