Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC- TƯƠNG LAI THẾ GIỚI?

Trong trào lưu bài
xích các công ty nhà nước hiện nay thì đây là bài rất đáng để đọc.
Copy của Joshua Kurlantzick,
chuyên theo dõi Đông Nam Á của Hội đồng quan hệ đối ngoại, một tổ
chức độc lập của Mỹ, đăng trên Bloomberg Businessweek số ra ngày hôm nay
. Tưa bài do Thị Beo sáng chế.


5 năm qua, khi
ngày càng nhiều các nước phát triển loạng choạng trong cuộc khủng hoảng, một
loại chủ nghĩa tư bản mới đã nổi lên như một thách thức các nền kinh tế thị
trường. Ở hầu khắp các nước đang phát triển, chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong
đó nhà nước hoặc sở hữu các công ty hoặc đóng một vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ hay chỉ đạo, được thay thế dần cho thị trường tự do.


Đến năm 2015,
 các quỹ tài sản nhà nước sẽ kiểm soát 12
nghìn tỷ USD, tăng nhanh hơn các nhà đầu tư tư nhân.


Từ năm 2004
đến hết năm 2009, 120 công ty thuộc sở hữu nhà nước xuất hiện lần đầu trong
danh sách của Forbes, trong khi 250 công ty tư nhân đã sụp đổ. Công ty nhà
nước kiểm soát khoảng 90% lượng dầu toàn cầu, khác xa với quá khứ, khi BP và
Exxon-Mobil có thể ra lệnh cho cả thế giới.
Ngay cả khi chủ nghĩa tư bản nhà nước đã tăng như vậy, một số nhà nghiên cứu,
doanh nhân và các chính trị gia vẫn cho rằng, hệ thống này không khuyến khích
sự đổi mới- chìa khóa để tăng trưởng dài hạn. Ian Bremmer, chủ tịch của Tập
đoàn Eurasia và là tác giả của cuốn Thị
trường tự do: Ai thắng trong cuộc chiến tranh giữa Công ty tư nhân và công ty
nhà nước,
lập luận rằng, tư bản nhà nước " hủy diệt tất cả các
hình thức khác bởi lo ngại có thể không kiểm soát được”.
Đó là một sai lầm khi đánh giá thấp tiềm năng sáng tạo của chủ nghĩa tư bản nhà
nước. Ví như Brazil và Ấn Độ đã sử dụng các đòn bẩy quyền lực nhà nước để thúc
đẩy sự đổi mới những lĩnh vực quan trọng, và quá trình này đã  sản sinh ra các công ty tầm cỡ thế giới. Mặc
dù chi tiêu quá mức, chính phủ Trung Quốc cũng đã can thiệp hiệu quả để thúc
đẩy phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến đòi hỏi công nghệ cao. Như
vậy, tư bản nhà nước đã phá vỡ những ý tưởng cho rằng  họ không thể thúc đẩy sự đổi mới để phù hợp
với nền kinh tế phát triển. Tư bản nhà nước mới có thể đẩy các công ty đa quốc
gia Mỹ và châu Âu vào thế bất lợi nghiêm trọng trong cạnh tranh toàn cầu.

Brazil có lẽ là ví dụ tốt nhất của một hệ thống tư bản nhà nước. Chính phủ Brazil
đã can thiệp với các ưu đãi, cho vay và trợ cấp để thúc đẩy các ngành công
nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ Mỹ và châu Âu. Đồng thời, các công
ty nhà nước hậu thuẫn mạnh mẽ, đảm bảo chính phủ  không trở thành những boondoggles (chả biết dịch là chữ quái quỷ gì)
chính trị.
Ba thập kỷ trước, chính phủ Brazil đã cho nhà sản xuất máy bay Embraer  các khoản trợ cấp khác nhau khi nhận thấy lợi
nhuận từ một phân khúc thị trường trong lĩnh vực này: máy bay tầm ngắn. Nếu
phụ thuộc hoàn toàn vào đầu tư tư nhân, công ty có lẽ đã thất bại, thay vào đó,
ngày nay nó phát triển mạnh mẽ, trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới của
máy bay tầm ngắn. Tương tự như vậy, nhà nước đầu tư vào Petrobras, một
công ty khai thác dầu khí với một ban quản lý độc lập, đã làm cho Petrobras  đủ khả năng cạnh tranh với các gã khổng lồ
đa quốc gia như Chevron, Shell và BP.
Bằng cách chọn các ngành công nghiệp có thể thống trị thế giới để đầu tư,
Brazil đã tạo ra các công ty đủ tầm cạnh tranh quốc tế trong một loạt các
ngành công nghiệp, từ hàng không vũ trụ đến năng lượng. Nhiều công ty được nhà
nước Brazil hậu thuẫn đã sống sót qua khủng hoảng toàn cầu tốt hơn nhiều so với
các công ty đa quốc gia.
Tư bản nhà nước với nhiệm vụ sinh lợi nhuận và quản lý độc lập đã mang lại thành
công cho một số nhà nước khác.


Singapore đã
sử dụng ưu đãi của chính phủ để thúc đẩy các công ty dịch chuyển vào các ngành
công nghiệp như năng lượng mặt trời và năng lượng sạch, trong đó, mặc dù không
nhất thiết phải có lợi nhuận, sẽ là các công nghệ mới nổi của thế kỷ này.


Hơn 40 phòng
thí nghiệm, nghiên cứu kỹ thuật thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ có nhiều bằng sáng
chế hơn so với tất cả các doanh nghiệp tư nhân trong nước cộng lại.


Ở Trung
Quốc, sự can thiệp chính trị trong việc hỗ trợ các công ty nhà nước đã khiến lợi
nhuận và sự đổi mới  tệ hơn ở những nơi
như Brazil. Tuy thế, trong những năm gần đây, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của
Trung Quốc đã tăng liên tục (theo xếp hạng các quốc gia của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới), trong khi chỉ số của Mỹ giảm.
Một số quốc gia phát triển có thể hạn chế tư bản nhà nước bằng cách thu hẹp
 thị trường (của tư bản nhà nước) hoặc
kiểm soát kinh tế của chính họ chặt chẽ hơn. Không có giải pháp thực sự
khả thi. Khi tư bản nhà nước mở rộng hoạt động toàn cầu, công nghệ, quan hệ
quốc gia, vốn.. là gần như không thể cạnh tranh. Về lâu dài, các quốc gia
nợ nần nhiều phải đối mặt với những thách thức rất lớn nhằm cải thiện lợi
tức của họ. Họ không đủ khả năng đầu tư các nguồn lực vào các công ty như
các công ty tư bản nhà nước của Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc có thể.
Thay vì cố gắng để ngăn chặn, hoặc tệ hơn cấm cản, sự gia tăng của
hệ thống tư bản nhà nước,
sẽ tốt hơn nếu các công ty Mỹ, châu Âu và chính phủ 
học hỏi từ họ. Singapore cung cấp một mô hình nhà nước có thể can thiệp vào nền
kinh tế mà không có đàn áp tinh thần kinh doanh. Chính phủ xác định các ngành
công nghiệp rất quan trọng, các công nghệ tiên tiến trong tương lai để đầu
tư, và cung cấp các khoản đầu tư cho các doanh  nghiệp nhỏ, cố gắng thu
hút lao động tay nghề cao từ các quốc gia khác và sử dụng nguồn lực nhà nước
để đảm bảo rằng, các trường đại học tập trung vào nghiên cứu khoa học sẽ mang
lại lợi tức lớn trong tương lai.


Hoa Kỳ đã từng thành công trong việc  sử dụng các chính sách tương tự trong quá khứ,
trước khi chính sách nhập cư hạn chế cả người có tay nghề, chính quyền tiểu
bang và liên bang cắt giảm tiền từ các trường đại học cho các chương trình
khác, và ngay cả những ý tưởng của chính phủ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp
mới như năng lượng sạch nay cũng đã trở thành những cuộc chiến về chính
trị.