nguồn đây http://blog.yahoo.com/giaovn/articles/826556/index
Bản dịch Lời dẫn bản đồ và góp ý (Mai Hồng, Nam Long, Giao)
Lời dẫn:
Hôm qua, lúc tôi còn đang ở vùng Ngã ba Hạc, một bác bạn bên ngành
truyền thông đề nghị nói gì đó về tấm bản đồ. Tôi đã nói đại ý: chúng ta
làm nhanh quá, sợ lại hố với Trung Quốc. Cần phải làm chậm lại. Đấu
tranh với Trung Quốc là đấu tranh lâu dài, không nên quá vội vã, kẻo lại
hỏng việc.
Có một số chỗ ta làm nhanh quá, đâm ra vẫn còn lỗi, vậy nên, cần lắng nghe ý kiến và chỉnh sửa cho hoàn thiện.
Sáng nay, qua comment của bạn Nam Long, tôi biết trang của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã đăng bản dịch Lời tựa của tấm bản đồ do thầy Mai Hồng thực hiện (xem bản lưu ở dưới).
Bạn
Nam Long có lẽ là người đầu tiên phát hiện một số lỗi, và thẳng thắn
góp ý với tinh thần xây dựng như thường lệ. Góp ý này ở bên blog của bác
Khuất Lão, tôi xin đưa về đây. Hiện chưa thấy ý kiến của Nam Long hiển thị trên trang của Bảo tàng Lịch sử.
---
1. Góp ý của bạn Nam Long:
" Em vừa comment trên trang của Bảo tàng lịch sử về bản dịch lời dẫn này:
Việc bác Mai Ngọc Hồng hiến tặng bản đồ này hết sức có ý nghĩa.
Tuy
nhiên, khi tôi đọc phiên âm và bản dịch (chưa có điều kiện đối chiếu
chữ Hán) được đăng tải trên đây, thấy sai sót nhiều dẫn đến toàn bản
dịch rất tối nghĩa.
Những chỗ sai có thể nhận ra ngay đó là cách
dịch một loạt tên các giáo sĩ. Bác Mai Ngọc Hồng tra cứu không cẩn
thận, không biết họ tên các giáo sĩ được phiên âm chữ Hán ra sao khiến
cho cách hiểu của bác nhầm lẫn rất lớn.
Ví dụ: giáo sĩ người Bồ
Đào Nha là Mạch Đại Thành - 麦大成(Cordoso)bác ngắt thành cách dịch vô
nghĩa là : "bản đồ Mạch đại thành ..." hoặc "Mạch đại "Thành Thang
chuộng hiền" " (riêng chỗ này, bác đã không hiểu đó là tên của 2 giáo
sĩ: Mạch Đại Thành và Thang Thượng Hiền -汤尚贤(De,Tarter)). Lại nữa, tên
các giáo sĩ Bạch Tấn 白晋(JoachBouvet), Lôi Hiếu Tư
雷孝思(JeanBaptisteRegis), Đỗ Đức Mỹ 杜德美( PetrusJartoux), Phí Ẩn
费隐(Fridelli),Phan Như 潘如(FabreBoujour), Phùng Bỉnh Chính 冯秉正(DeMailla),
Đức Mã Nặc 德玛诺(Hinderer)... đều gặp sai lầm như trên và trở thành các
cách dịch vô nghĩa như: "Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ" hay "Phan Như
Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ".
Ngoài ra cách ngắt câu của bác Mai Hồng Ngọc cũng cần phải xem xét lại.
Tóm lại, tôi cho rằng Bảo tàng nên rút lại bài viết này và cho dịch lại cẩn thận rồi hẵng công bố."
2. Góp ý của tôi (Giao):
Đúng
như bạn Nam Long đã góp ý ở trên, việc phiên âm tên người phương Tây ở
bản dịch của thầy Mai Hồng cần phải làm lại toàn bộ. Nguyên nhân là do
thầy Mai Hồng không sử dụng tra cứu trên internet, mà thầy vẫn vất vả
tra theo cuốn tử điển Từ Nguyên đã quá cũ rồi và rất thiếu. Cái này,
cánh trẻ bọn tôi (như Nam Long, hay tôi, hoặc ai đó), xin sẵn sàng giúp
thầy tra cứu để chỉnh lí.
Chẳng hạn, một cái lỗi đầu tiên có thể
thấy ngay là: tên của tác giả bức địa đồ này không phải là người Trung
Quốc, tuy tên Trung Quốc của ông ta là Sái Thượng Chất. Ông này là người Pháp, là nhà truyền giáo kiêm thiên văn học, tên chính thức là Chevalier Stanislaus.
Có
tư liệu cho rằng ông Sái người Pháp này đã sang vùng Quảng Ninh và đặc
biệt là Cao Bằng của Việt Nam khi ông được vua Thanh trọng dụng cho đi
du lãng khắp nơi. Ông này sống đến năm 1930.
Cái tên của Sái Thượng Chất phải được sửa đầu tiên (hay chú thích thêm).
3. Lưu bản dịch Mai Hồng (từ trang của Bảo tàng lịch sử Việt Nam):
Sáng
nay, lễ hiến tặng chính thức tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư
toàn đồ” của gia đình bác Mai Hồng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia được tổ
chức long trọng tại số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhân dịp này,
Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung lời tựa trên
tấm bản đồ quý do chính bác Mai Hồng phiên âm và dịch nghĩa.
Phiên âm:
Địa
vực luận vi Tiêu Hà, đắc Tần chi đồ tịch. Hán nhân nãi hữu quát địa dư.
Địa chư tạp đồ, nhiên bất thiết phân suất. Hữu bất khảo chính chuẩn
vong, hoặc xưng ngoại hoang vu đản chi ngôn. Bất hợp sự thực, quan thị
tắc cổ thời diệc hữu địa dư đồ, nhi bất năng độ thế thẩm hình, lịch lịch
bất sảng dã. Hậu thế chế đồ giả, đại bất chi nhân, nhi kinh vĩ bất
minh, vị miễn thất hào mậu lý nhiên, tắc dục tri đại địa tinh vi, phi
thông thiên văn, suy toán tam ngung, lượng đẳng học, bất khả tố tự Trung
Quốc thanh uy hất ư Tây hải, Thiên chúa giáo sĩ: Lợi Mã Đậu, Thang
Nhược Vọng, Nam Hoài Nhân chư công viễn thiệp trùng dương lai Hoa truyền
đạo. Khang Hy tứ thập thất niên Mậu Tý, Thánh Tổ Nhân Hoàng đế giản
phái giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu Tư Đỗ Đức mỹ đẳng chế Vạn Lý Thành đồ.
Việt nhất niên nhi công thuyên, Thượng hỷ phục hạ, Luân âm trứ Phan Như
Lôi hiếu Tư Đỗ Đức mỹ Mạch đại thành hoạch Mông Cổ, Mãn Châu ký Trực Lệ
Sơn Đông nhị tỉnh đồ. Ngũ thập niên Tân Mão thượng mệnh giáo sĩ biến
hành thập tam tỉnh, lượng địa tạo đồ, Mạch đại Thành Thang thượng hiền
vãng Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây chư tỉnh;
Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc vãng Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang
Nam chư tỉnh; Phí Ẩn, Hòa Phan như vãng Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ
Quảng chư tỉnh; tứ duyệt tinh sương, qui mô thủy định. Chư giáo
sĩ cộng tập kinh sư huy hào miêu hội dĩ nhị tái cáo thành. Nãi dĩ thập
ngũ tỉnh toàn đồ. Tấu trình ngưỡng thừa, Thánh lãm mậu thưởng đặc long,
tự thị Trung Tây nhân sĩ khảo cầu Trung Hạ, dư đồ đại để tập tiền giáo
sĩ nguyên cảo, dư bất sủy cô lậu mô tả thử bức, phi cảm vị phấn bản độc
công giá ư tiền nhân chi thượng, duy sổ bách niên gian, các tỉnh, quận,
ấp cương thổ sảo cánh, cố tương khuyết giả bổ chi; ngộ giả chính chi. Vụ
sử lũy thiêm bất sai liễu như chỉ chưởng. Kỳ diên hải các khẩu, quân
phỏng hành chu đồ tăng nhập. Tự vấn quải nhất lậu, vạn bất túc dĩ cung
pháp nhãn. Nhiên hữu tri, tất cáo diệc dữ nhân đồng thiện ý dã.
Quang Tự Giáp Thìn xuân, Dư Sơn Thiên văn đài Chủ biện Sái Thượng Chất chí.
***
Dịch nghĩa:
ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ TỚI CÁC TỈNH CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH
Lời bàn về Địa vực rằng: Tiêu Hà* thu lượm được Đồ tịch[1] của
nhà Tần, nên người nhà Hán mới có cái đại quát về địa dư. Đất đai hỗn
tạp, nên thiết kế dư đồ không chia tỉ lệ, lại không khảo chính theo mực
thước chuẩn, hoặc có người bảo đó là lời nói viển vông quái đản không
đúng sự thực. Xem đó cũng biết thời cổ đã có địa dư đồ, nhưng không đắc
dụng cho việc trắc địa thẩm hình, nên luôn áy náy không yên. Kẻ chế bản
đồ đời sau không phải là người thừa kế, kinh vĩ bất tường tránh sao khỏi
nhỡ lời sót nhẽ. Nhưng muốn biết sự tinh vi của miền đất rộng lớn, phi
vốn học thức thông thiên văn, suy tính tam ngung[2] thì
không thể suy tưởng về trước, từ khi uy thanh của Trung Quốc truyền lan
tới các giáo sĩ Thiên Chúa giáo ở Tây Hải: Lợi Mã Đậu[3], Thang Nhược Vọng[4], Nam Hoài Nhân[5] vượt
trùng dương tới Trung Hoa truyền đạo. Năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708)
đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, Thánh Tổ nhà Thanh tuyển phái các
giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ, chế tác Vạn lý thành đồ, sau
hơn một năm (1710) thì công việc hoàn thành. Vua vui mừng, lại xuống
chiếu cho [giáo sĩ] Phan Như Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ Mạch đại
thành của Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành [bản đồ của] hai tỉnh Trực Lệ và
Sơn Đông.
Đến
năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711), vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13
tỉnh, đo lường đất đai tạo bản đồ Mạch đại “Thành Thang chuộng hiền”, đi
về các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây; Phùng
Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc đi về các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến,
Giang Nam; Phí Ẩn, Hòa Phan - như đi về các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quí
Châu, Hồ Quảng. Trải qua một năm bốn lần đọc duyệt, qui mô bắt đầu định
hình. Các giáo sĩ đều được triệu tập về kinh đô để họ múa bút vẽ họa,
sau hai năm công việc cáo thành với bức toàn đồ 15 tỉnh, tấu trình lên
vua ngự lãm. Ngài vui khuyến khích bằng nghi lễ long trọng. Từ đấy các
nhân sĩ Trung Hoa và phương tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc.
Đại để là gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn
thảo trước đây. Ta không do dự về kiến văn cô lậu nông cạn của mình để
mô tả bức họa này lại không dám tự khoe rằng chỉ một mình có nhiều công
hơn cả tiền nhân. Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh
đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào
nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn
lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các
cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra
khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì đề bù đắp đầy đủ
cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời
nói gồm chung thiện ý với mọi người.
Mùa xuân năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn (1904), Giám đốc [Chủ biện] đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng Chất chép.
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2012
Tiến sĩ Mai Hồng
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Phả học Việt Nam
Sưu tầm, Phiên âm, Dịch chú
*
Tiêu Hà người đất Hán Bái, giúp Cao Tổ nhà Hán định thiên hạ. Cao Tổ
vào đất Quan Trung một mình Tiêu Hà độc thu Đồ tịch của nhà Tần. Lúc
Cao Tổ làm vua nhà Hán, Tiêu Hà làm Thừa tướng. Khi Cao Tổ đánh nhau với
Hạng Võ, Tiêu Hà thường giữ đất Quan Trung chuyển vận quân lương
(chuyển quĩ quân hướng). Lúcbình xong thiên hạ, tính công Tiêu Hà liệt
vào hạng nhất được phong tước Toản hầu.
[1] Đồ tịch (Tuân Tử): Đồ tịch bất tri kì nghĩa (chú) Đồ là mô tả về hình thế đất đai; Tịch là sách (sổ) chép Hộ khẩu – Sổ hộ khẩu.
[2] Tam ngung: 3 góc (Luận ngữ) chép lời thời thẩy Khổng dạy: “Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” (Chỉ cho một góc mà không biết suy ra ba góc kia, thì ta còn nói gì nữa đây?).
* Các vị giáo sĩ phương Tây giúp vua Khang Hy nhà Thanh lập bản đồ là: Lợi Mã Đậu 利 瑪 竇, Thang Nhược Vọng 湯 若 望, Nam Hoài Nhân 南 懷 仁.
[3] Lợi Mã Đậu 利 瑪 竇-
Matteo Bicci. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là giáo sĩ Ý Đại Lợi vào
Trung Quốc năm Vạn Lịch thứ 8 (1580) đời vua Minh Thần Tông. Lúc đầu
Matteo Bicci tới Quảng Đông, sau đó tới Bắc Kinh xây dựng giáo đường
Thiên chúa giáo làm nhiệm vụ truyền giáo. Đó là giáo đường Thiên chúa
giáo đầu tiên ở Trung Quốc. Ông tinh thông chữ Hoa và ngữ ngôn, trước
tác Càn Khôn thể nghĩa bằng chữ Hán 2 tập đều không cần phiên dịch. Lại phiên dịch Cơ hà nguyên bản 6
tập cũng không phiền đến phiên dịch. Có lẽ là bút tích của Từ Quang
Khải trao cho. Vậy nên thiên văn toán pháp nhập vào Trung Quốc khởi đầu
cũng từ đây. (Từ nguyên tr.195/4)
[4] -
Joannes Adam Schall Von Bell. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là người của
hội giáo sĩ Đức vào Trung Quốc truyền giáo của thời Minh đời Trang Liệt
đế. Vua Minh đối với ông là kỳ ngộ. Sang đời vua Thanh cũng được vua
rất tín dụng. Do ông tinh thông Thiên văn toán pháp ban cho chức Giám sự
ở đài Khâm thiên giám. Không bao lâu nhân xẩy ra chuyện, bị giam vào
ngục mà chết. (Từ nguyên tr.900/5)
[5] Nam Hoài Nhân 南 懷 仁 -
Ferdinandus Verbiest. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là Tuyên giáo sư của
hội truyền giáo Bỉ Lợi thời nhân tới Trung Quốc đầu triều Thanh để
truyền giáo được Thánh Tổ (Khang Hy) tín nhiệm, được giao chức phó đài
Khâm thiên giám, chết được ban thụy là Cần Ý. (Từ nguyên tr.236/5)