Bản hiến pháp sửa đổi chưa được phát hành chính thức để lấy ý kiến nhân dân, nhưng báo chí và nhất là cư dân mạng đã chém gió hăng hái.
Các nhân giân này, mũi bị dắt bởi những tít báo to đùng mỗi sáng, mắt chỉ nhỉn thấy những nhân sự cụ thể sự kiện vụ việc cụ thể vừa diễn ra, nên chưa
gì đã ủng hộ nhiệt liệt mà quên béng việc, khi bản hiến pháp mới có hiệu lực, các vị hưởng lợi (như nhân giân đang tưởng) đã về điền viên với Thánh Gióng từ khuya.
gì đã ủng hộ nhiệt liệt mà quên béng việc, khi bản hiến pháp mới có hiệu lực, các vị hưởng lợi (như nhân giân đang tưởng) đã về điền viên với Thánh Gióng từ khuya.
Điều cơ bản nhất của việc sửa đổi hp, nằm ở điểm chập hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước vào làm một. Nhân giân, với dư âm của TW 6, hào hứng giao thật nhiều quyền cho chủ tịch nước (***), trong đó lẫn cả quyền hành pháp chứ không chỉ thuần chức năng tầm soát quyền lực.
Khi hiến pháp mới thực thi, chủ tịch là lãnh đạo cao nhất vì kiêm đảng trưởng, lại độc đảng, vậy thành phần nào sẽ giám sát đảng đây?. Hình như nhân giân đang hy vọng giành được quyền này. (Mình bảo nhân giân lên đời, là vì thế).
Xứ mình, tay ải tay ai nắm quyền lực, cũng lo ngay ngáy. Bớt cũng lo mà thêm lo gấp bội. Luẩn quẩn vừa thổi tu huýt vừa đá banh hoài, bao giờ với tới xã hội pháp trị.
Riêng mình, đang hình dung cảnh rất thật khác: Đảng trưởng đọc bản giải trình về tiến độ chống tham nhũng trước cuốc hội …
Đấy, cải cách sâu sắc, thế mới đã.
(***) Một nhân dân vừa góp ý bổ sung: Sau này nhân giân chán chủ tịch nước thì chắc lại hy vọng sửa đổi HPháp để tổng bí thư có quyền bãi nhiệm chủ tịch nước, sau đó thì quốc hội có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm tổng bí thư nữa là thành ra tam quyền phân lợn