Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

CHÂU ƠI TA BẢO CHÂU NÀY…


Chính thức, đã có 2 nhóm đứng ra tổ chức việc góp ý xây dựng hiến pháp mới.
Trước tiên phải hoan hô cái đã. Đây là bước (dù rất rất… sơ khai) của quá trình hình thành các đảng phái có tư tưởng độc lập trong tương lai, chứ không chỉ nhúm người nhăm nhăm mỗi mục đích đánh đổ đảng cộng sản. Và nếu tính từ thời cụ Hoàng Minh Chính thì mục đích này gần nửa thế kỉ chưa đạt được...tí nào.
Nhóm thứ nhất, Kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992. Riêng cái chữ Kiến nghị thôi, nghe đã vừa hiếu chiến vừa hèn hèn. Nếu tự xếp mình đồng trang phải lứa, việc gì phải kiến nghị. Đảng mới đang đưa ra cái sườn cơ bản  để trưng cầu dân ý-một động tác hạ mình hiếm hoi trong lịch sử của nó- chứ đã chốt hạ cái gì đâu mà kiến nghị. Phân tích thế ko biết đã đủ chứng minh đã thấp bé còn hung hăng chưa.
Nhìn xuống danh sách ăn theo, lại bưng nguyên hội Tuyền ký not khô bò(*) sang. Nhẽ nào các đầu sỏ Tuyền ký chưa ai đọc câu chuyện ngụ ngôn Cậu bé la sói ăn thịt cừu.
Nhóm thứ hai, chững chạc hơn hẳn với Cùng viết hiến pháp.
Trong 3 cái tên chủ trương, GS Thanh Sơn Beo không biết gì nên được…miễn trừ bình phẩm. Cựu tổng biên tập Vịt nát Anh Tuấn là người có đủ cả khả năng và kinh nghiệm điều khiển dư luận (theo ý mình) và  Ngô Bảo Châu - nhân vật chính của entry này, tục đặt Châu Đồng.
Hiệu quả thiết thực từ Cùng viết hiến pháp sẽ vấp phải hai vấn đề.
Thứ nhất, từ phía Đảng cầm quyền. 
Chủ trương sửa hiến pháp tại sao lại ban ra vào thời điểm này?. Có hai khả năng, mượn điển nói cho nó nhẹ nhõm, hoặc Nhàn cư vi sinh bất thiện hoặc Phú quý sinh lễ nghĩa. 
Beo nghiêng về điển đầu, tức việc sửa đổi lần này không  có xuất phát điểm từ đòi hỏi cấp bách của hiện tình  đất nước, bởi đúng vào lúc kinh tế suy thoái, không ai có tâm sáng lòng trong lại nghĩ chuyện chồng chất thêm rối ren lên khó khăn cho nhân dân.  Và dĩ nhiên, càng không xuất phát từ  nguyện vọng thật tâm của nhóm các nhà cầm quyền muốn... chia bớt quyền lực cho ai đó có nhu cầu.
Ấy vậy nhưng, món bánh vẽ có khi làm no nê thỏa mãn nguyên thế hệ. Món này đám đông ít  khi chán nên giới đầu bếp cả thế giới đều biết làm. Dân trí ở đâu siêu thì bánh nhỏ, còn Việt ta, bánh nào bánh nấy tầm kỉ lục guinness và từ đại trí thức đến phó thường dân, xơi hớn xơi hở.
(Về nước sẽ biên tiếp chính xác nó xuất phát từ cái gì)
Vấn đề thứ hai của Cùng viết hiến pháp, là từ Châu Đồng.
Một nhóm không nhỏ hân hoan với Đồng của Châu, tuyệt đối giống, giống như anh em sinh đôi  với khi họ hân hoan xuống đường phèng la thâu đêm mừng đội đá banh Việt thắng đội Myanmar ở vòng đấu loại Tiger cup.
Một nhóm không nhỏ khác, mượn Châu để chứng minh sự ưu việt của mình với nhóm không nhỏ trên (trong việc trọng thị người tài, cầu thị tri thức...).
Còn một nhóm không nhỏ khác nữa, sau những phát ngôn và hành động của Châu, đã phát hiện Châu là người lau cha lau chau (chữ của blogger Hòa Bình), không hơn không kém.
Thời gian tồn tại của Cùng viết hiến pháp ngắn,  trong vòng hai tháng, nên nhất thiết phải giữ sự chững chạc (như tuyên ngôn) mà nhờ đó, may  ra tiếng nói của nhóm có hiệu quả nào chăng và may ra, trang web ấy nối dài được sứ mệnh gì chăng, sau khi cuộc trưng cầu kết thúc.
Điều đầu tiên để không phá hỏng sự chững chạc ấy và cũng là để giữ gìn nền móng nếu muốn trang web ấy tồn tại hậu trưng cầu hiến pháp, buộc Châu Đồng  phải kìm nén  cái sự sung sướng rất bản năng: lau cha lau chau.

(*) Xin lỗi hiệu khô bò ăn liền tên Tuyền ký ở Sì gòn.