12/11, lần đầu tiên Việt nam trở
thành thành viên của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Beo, như thường khi, không đánh giá
sự kiện này theo góc nhìn của đảng cộng
sản và nhà nước, đại khái như nó nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trên
trường Quốc tế.
Vị thế, tiếng nói ... thời hiện tại này phụ thuộc vào việc, tiền nhiều hay
ít.
Và Beo, cũng phản đối một số ý kiến
cho rằng, sự kiện này là cú tát trời giáng cho đám rân trủ nhố nhăng. Đám này, cần
gì phải tát vì sống cũng như chết rồi. Chấp làm gì.
Cái được trong sự kiện này, đầu tiên
phải thừa nhận, Việt nam tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực chuyên môn
sâu của Liên hợp quốc, không chỉ dừng ở mức quan sát viên vòng ngoài như cách
nay dăm bảy năm.
Nhân quyền là lĩnh vực cực kì nhạy
cảm, nghiêng lệch về mặt tự do tinh thần. Và vì nghiêng về tinh thần nên ngoài
một số tiêu chí đánh giá chung nhất toàn cầu ra, nó phụ thuộc rất lớn vào truyền
thống văn hóa, vào dân trí và, nói thế nào cho chính xác nhỉ, nó phụ thuộc vào
cả di chứng của lịch sử các thể chế chính trị của
từng quốc gia.
Thế nên, gần như không thể cào bằng
khoảng cách định nghĩa nhân quyền cho mọi quốc gia.
Trong kho tàng triết-học-dân-gian Việt nam, ông bà dạy (như đúng rồi) rằng, Có
thực mới vực được đạo, Có phú quý mới sinh lễ nghĩa....
Nơi dân trí của tuyệt đại dân chúng
kể cả người thực thi luật pháp còn bất cần pháp luật, nơi người ta hân hoan nghe
chửi để được miếng ăn hay bình thản dầm nửa người dưới nước cống để nhấm nháp li cà
phê, nơi người ta hoàn toàn không nhận thức được mình đang khổ, thậm chí rất
khổ so với thế giới ngoài ngôi làng mình ở... thì họ sẽ dùng những tự do tư
tưởng tự do ngôn luận... làm gì, dẫu được biếu tặng dâng cho miễn phí.
Cái được lớn nhất của việc góp mặt trong Hội đồng nhân quyền là
cơ hội vàng cho Việt nam tuyên truyền, giải thích (siêu nữa thì áp đặt) rộng rãi với thế giới khái
niệm nhân quyền gắn chặt với đời sống dân sinh, nâng cao dân trí rất thiết thực
của mình.
Đây cũng chính là điểm khá riêng
biệt mà với nó, Việt nam đã thuyết phục, đã giành được cảm tình lớn nhất của
các nước bỏ phiếu hôm 12.
Hình lấy của Khánh Chi Nguyễn
Hình lấy của Khánh Chi Nguyễn