Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

BÀI VỠ LÒNG VỀ NHÂN QUYỀN

*** Bài ấy là quyền riêng tư.


Ví như,  nhà A kín cổng cao tường con cái du học hết, A
thích tồng ngồng cả ngày với chồng. Ví như, nhà B trước khi ăn cơm trẻ dứt
khoát phải mời người lớn, mời bằng đủ 6 người ông bà bố mẹ anh chị.


Cậu mợ nhà báo, chổng mông
chổng tĩ nhòm qua lỗ khóa. Tương lên báo: A sa đọa B cổ hủ, hân  hoan kêu gọi cả xã hội phải lên án kịch liệt.


Ấy là Beo bắt chước báo Tuổi
trẻ, nêu phiếm chỉ hay thêm dòng A B đã được đổi tên cho có mầu nghiệp vụ, trong
mấy bài  phóng xự điều cha về trò ăn nhậu của các đại gia mới đây.


Trong phạm vi mấy bài báo
này, không thể dùng từ điển từ thời cụ Nguyễn Văn Khôn hay từ điển của cả cái
viện Khoa học xã hội để tra xem, đại gia dạng hình ra sao. Họ là công chức nhà
nước, quan chức chính phủ, giám đốc doanh nghiệp công, chủ doanh nghiệp tư hay người
tự dưng trúng số lắm tiền nhiều của…?. Thói quen, sở thích của mỗi cá nhân, khi
anh mang ra chỗ đông người, anh phải chịu sự 
chi phối kiểm soát của các luật và lệ. Luật và lệ dĩ nhiên không áp dụng
chung cho mọi thành phần xã hội, đặc biệt là lệ. Nhà báo, chỉ được phép đưa lên
báo trong phần luật. Có mở rộng điều cha
thì cũng đến lệ là phải stop. “Đại gia và những kiều nhậu độc” đăng trên Tuổi
trẻ, gọi chính xác tên là  dạng chõ mồm vào
chốn riêng tư của người khác.


Nếu nhân danh đạo đức, thì
hành động chõ mồm cho thấy, đó là thứ
đạo đức không giả thì rởm. Còn nhân danh công luận, thì chõ mồm là hành vi xâm phạm thứ quyền tối thiểu, ăn ngủ đụ ị, của con
người.


*** Kinh tế đang xiêu viêu,
chẳng hiểu sao cứ mở báo ra là thấy đại gia. Một tầng lớp, đang đóng vai trò
chính trong việc tạo dựng vị thế Việt trên trường quốc tế và ổn định an sinh
cho hàng triệu triệu người, qua mô tả của báo chí, tư chất tư cách họ không
khác gì thằng ăn cắp. Thay vì  góp phần
tạo dựng (và xây dựng) hình ảnh một tầng lớp thượng lưu mới, báo chí lại lồng
lộn đối lập với họ. Dĩ nhiên, đối lập trực diện hèn không dám, phải núp bóng
hai chữ người nghèo.


Beo đồ rằng, không dưới 100
người ở đất nước này mơ ước  có bộ sưu
tập xe hơi như của Nguyễn Quốc Cường. Hẳn sẽ văn minh hơn rất nhiều nếu báo chí
khuyến khích 99 người còn lại phấn đấu có bộ xe như thế hơn thế thay vì suốt
ngày ghép Cường tội chơi ngông. Lên án việc phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu
khác hẳn với việc kéo cả xã hội quay lại thời ra đường phụ nữ đổ đồng quần lụa
đen dép lê nhựa.
Giấc mơ được giàu có không thể thành hiện thực
bằng việc cầu ước cho thằng giàu hơn mình phá sản.


Nghĩ cũng còn may, lối sắp
xếp thang bậc xã hội sĩ nông công thương chỉ còn tồn tại trên…báo. Đố tìm thấy
nàng hoa hậu nào giờ chỉ mơ lấy được…anh phóng viên Tuổi trẻ đấy!