Tính viết chuyện Lê Công Định
(và sắp tới đây thêm Nguyễn Tiến Trung) sau khi được giảm án sẽ đi đâu về đâu,
vớ ngay được cái đi đâu về đâu này, ngứa tay viết trước.
Chú Sìgoòng sai bét nhè, nghĩ mãi không biết chửi theo hướng trục tung hay trục hoành
cho dễ tiếp thu.
Câu trước câu sau ngược nhau
như ngóe. Chú bảo Chẳng hạn trong đề án tái cơ
cấu doanh nghiệp Nhà nước: giải pháp duy nhất mà đề án này đưa ra là cổ phần
hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Với cách làm như vậy thì căn bệnh của
các Doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn nguyên và đó không phải là tái cơ cấu. Tái cơ
cấu doanh nghiệp Nhà nước phải làm thế nào để các doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động có hiệu quả. Ơ, thế hóa ra khi tư bản
hóa thì các doanh nghiệp hoạt động lại kém hiệu quả đi à.
Không quan tâm nhà ông chiên da tâm tình
với chú là ai, nhưng nếu viết thế này chứng tỏ ông ấy chả nắm được cái gì đến
đầu đến đũa. Khi nghiên cứu kỹ 3 đề án tái cơ cấu, các chuyên gia thấy 3
cách làm đi theo 3 hướng khác nhau. Do vậy, nếu không có một sự điều phối mạnh
(trên thực tế đến giờ là chưa có) thì chắc chắn việc tái cơ cấu nền kinh tế
Việt Nam
sẽ không đi đến đâu cả. Chính phủ giao cho các bộ ngành xây dựng đề án, sau
đó sẽ xem xét hợp nhất lại thành một giải pháp chứ có phải mỗi thằng tự viết
rồi tự thực hiện tái cơ cấu chính nó đâu, zời ạ.
Những câu khơi khơi không dẫn giải dẫn chứng,
những khái niệm- kém tắm như Beo, thấy mới toe toe. góc độ cơ bản của
kinh tế học thì căn bệnh của kinh tế Việt Nam đã ăn sâu vào trong xương tủy…
niêm yết tất cả các doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường đại chúng.
Đọc đến cái đoạn chú viết về thanh khoản chợt
thấy, ngân hàng ta y như xã hội đen đòi thanh khoản là trả liền tức khắc. Trong
khi khả năng chi trả phải tính tới 10 hay 20 năm. Dẫn chứng điển hình nhất cho
hệ thống thanh khoản ngân hàng là Hy Lạp. Tại sao châu Âu không cho Hy Lạp phá
sản, là bởi ngân hàng Đức nắm giữ rất nhiều trái phiếu của Hy Lạp. Chàng không
có khả năng chi trả, Nàng chả nhẽ lại không liêu xiêu.
Lại nữa, cái logic của Sìgoòng có áp lực cạnh
tranh thì sẽ giảm giá và tăng dịch vụ nó xưa hơn 20 năm rồi. vẫn là sở
hữu 100% vốn Nhà nước nhưng mà cước viễn thông đã rẻ đi rất nhiều, chất lượng
cao hơn rất nhiều, độ bao phủ rộng hơn rất nhiều. Nói cách khác, nếu như có áp
lực cạnh tranh (ngay cả đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước) thì
hoạt động kinh doanh mới thực sự có hiệu quả.
Khi thị trường cạnh tranh ở mức độ như hiện
tại, doanh nghiệp, thay vì cạnh tranh nó bắt tay nhau tạo ra liên minh (ngầm)
để điều khiển thị trường, triệt tiêu quyền lực của người tiêu dùng. Vụ Samsung+Sharp+Hitachi
ngầm liên minh làm giá màn hình LCD sau đó phải bồi thường gần 400
triệu Obama hay vụ Táo và IBM thỏa thuận ngầm không chiêu mộ nhân viên lẫn nhau
để ép lương người lao động là những minh chứng cho logic 2012 của Thị Beo.
Link đây http://searchenginewatch.com/article/2143994/Steve-Jobs-Email-to-Google-Stop-Recruiting-Apple-Employees
Đến tận câu kết mới có một ý suýt nữa thì hoan
hô Một cách tổng quan nhất là không hy vọng vấn đề lớn của nền kinh tế Việt
Nam có thể được giải quyết bởi 3 chương trình ( chính xác phải viết 3 nội
dung của 1 chương trình) tái cơ cấu này . Nửa câu còn lại không hiểu ý
Sìgoòng định nói về riêng vụ tái cơ cấu hay chung cả nền kinh tế, nhưng túm
quần lại, kiểu gì cũng nhất trí đúng sẽ vẫn không thể giải quyết được bởi không
có một thủ lĩnh