Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

DẬU ĐỔ BÌM LEO

*** Đúng là phải nghiêng mình
kính trọng Tuổi trẻ số hôm nay trong việc đưa tin  nghị  
 Đặng Thị Hoàng Yến. Một bài nửa hoan
nghênh nửa cảm ơn hai đồng nghiệp già Cựu
chiến binh và Người cao tuổi, đã bền bỉ  đeo
bám đề tài để làm rõ trắng đen cho tới hôm nay. (Với Beo thì hai cụ này còn  thêm phần dũng cảm).


Trong bài chính trang 18,
Tuổi trẻ đã chọc đúng vào tổ kiến lửa, vào tâm điểm, gốc gác của vấn đề: trách
nhiệm của các cơ quan hữu quan ra sao và đến đâu. Chính tại đây, nó phơi bày một
điều thuộc về…lỗi hệ thống và  bà Yến chỉ
là nhân vật phụ, là một ví dụ-bất kì, lẩy ra để chứng minh. (Từ lỗi hệ thống này phải hiểu theo nghĩa
của người  dùng computer).


Mọi sự biện bạch phát đi từ hệ thống vào giờ này, chỉ đẩy sự việc từ
thiếu trung thực lên thành xảo trá.


Nhân vô thập toàn, một đại
biểu như bà Yến trong quốc hội, kì thực đáng giá hơn rất nhiều lần những em
25/26 xứ Mù Căng Chải, biết mấy nả để bấm nút những quyết sách liên quan đến
vận mạng  tám chín trục triệu con người.


Vì vậy, giá mà nhân vụ này,
Tuổi trẻ đầy tiếp đề tài theo hướng, phải sửa chữa (vá víu cũng được) cái lỗi
hệ thống kia cụ thể ra sao, để sau đây những người như bà Yến, không phải (và không thể) man
trá khi muốn lấn sang làm chính trị.


*** Đê tiện nhất là Người lao
động.


Sau khi  cố nèo kéo vụ án hình sự đốt chồng là một
phóng viên bản báo vào những bài báo về vụ li hôn của bà Yến thất bại, hôm nay
đánh tiếp Tân tạo với nguồn thông tin…nghe 
người dân nói.


Đối với công luận, bà Yến và
Tân tạo là hai cá thể khác nhau. Bà Yến khai man lí lịch thuộc về đạo đức. Tân
tạo liên quan đến hàng chục ngàn người lao động, nếu nó có thất bát thua lỗ cũng
không  phải bởi  sự thiếu đạo đức kia mà nên nông nỗi.


Leo lên cái dậu đổ, âu cũng
chỉ loài bò sát đất mà thôi.