Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

CHÍNH KHÁCH VÀ TRUYỀN THÔNG-chính chuyện-hết

*** Quay lại chuyện Obama của entry mở đầu.

Tại sao chính khách ta ứng xử với tân truyền thông (và cả big 7) trái ngược hẳn với trào lưu văn minh này của thế giới?

Có 2 chiều của vấn đề, chính khách tận dụng truyền thông để phục vụ lợi ích mình ra sao và ngược lại.

Chắc chắn sẽ có bạn rủa thầm, tưởng mụ Beo viết cái gì sốc và độc, hóa ra ba chuyện đồng nát. Xin thưa, chính những gì tưởng như đồng nát ấy là viên gạch xây nền tảng tư duy của chính khách đấy.

Obama và truyền thông là hai thực thể độc lập, ông ta khéo léo dùng truyền thông để truyền bá thông điệp của mình. Chính khách ta tham gia vào truyền thông như một thành viên, với quan niệm thành văn: báo chí là của Đảng.

Khi bạn tự nói về mình, thì độ tin cậy còn bao nhiêu phần trăm?

Tuy nhiên, trong trình độ dân trí của ta, việc phân biệt sự khác nhau như trên là rất khó. Thế nên, chính khách cứ thế, điềm nhiên mà hưởng lợi từ truyền thông mang lại.

Dẫn giải cụ thể, thế này.

Báo chí phanh phui tiêu cực, dân dã gọi đánh ông nọ bà kia. Biên độ cái sự “đánh” này, nay gần như không có giới hạn khi đến nguyên thủ, bộ trưởng...cũng bị “phang” tơi bời trên mặt báo.

Thế nhưng, đánh như vậy có thêm lợi ích gì, tiến trình có thêm ấy sẽ dẫn tới đâu...tịnh chẳng ai màng. Chỉ biết chắc rằng, dân chúng thỏa mãn và độ tin cậy, đang có người đấu tranh cho lợi ích của họ, vẫn được nuôi dưỡng trong dân. Cái này, Beo gọi là hưởng lợi chủ quan.

Ví dụ khác. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các ông lớn truyền thông nay không dám coi thường bất kì thị trường lớn bé nào và hẳn nhiên, chẳng ai hộ chiếu từ dải đất èo uột này nhưng ông nào cũng nằm lòng câu qua sông lụy đò. Mở đầu là mấy tờ báo in và kênh TV giải trí, chấp nhận bị biên tập nội dung không phù hợp thuần phong mỹ tục khi sản xuất tại VN. Nay tiến sang mảng kinh tế và sắp tới là mảng chính trị xã hội, chắc chắn sẽ phải chấp nhận điều khoản không đi ngược với đường lối chính sách của Đảng và chính phủ Việt (bằng câu chữ ngôn ngữ ngoại giao chứ không thẳng toẹt như Beo, dĩ nhiên). Đừng mang truyền thông thế giới vào mà dọa chính khách Việt. Cái này, Beo gọi là hưởng lợi khách quan.

Trong xã hội báo chí và chính khách là một thì chính tân truyền thông sẽ trở thành những nhà báo thực sự khi có đủ những tố chất cơ bản của truyền thông chuyên nghiệp như: trung thành với công dân, độc lập với đối tượng đưa tin và cung cấp một diễn đàn tự do cho mọi sự bày tỏ của công chúng...

Nhưng, tân truyền thông vào Việt Nam lại gặp hàng loạt vấn đề nội dung trong quá trình trở nên văn minh như hình thức mà nó có: thứ nhất là văn hóa nghiện tin nhảm; thứ hai là phụ thuộc (gần như hoàn toàn) vào nguồn tin từ báo chí chính thống; thứ ba, điểm Beo cho quan trọng nhất, phần lớn giới trí (not chí) thức-những người cầm đầu thông thái cho mọi cuộc chơi- chưa mặn tân truyền thông.

Hãy đọc kĩ ba điểm Beo nêu để thấy tại sao tân truyền thông bá láp như hiện đang và tại sao Beo luôn luôn nhận định, bloggers lề trái chưa bao giờ trở thành vấn đề đáng để tâm với chính quyền.

Bô Shit ư Quan làm báo ư? Một cua trong chậu một sóng trong tách trà, chvậy thôi!