*** Quay lại chuyện Obama của entry
mở đầu.
Tại sao chính khách ta ứng xử với
tân truyền thông (và cả big 7) trái ngược hẳn với trào lưu văn minh này của thế
giới?
Có 2 chiều của vấn đề, chính khách tận
dụng truyền thông để phục vụ lợi ích mình
ra sao và ngược lại
***Trước tiên, phải nói rõ những đánh
giá sau đây về chính khách Việt, chỉ dựa trên những gì Beo biết (gần) chính xác.
Nguyên thủ sử dụng truyền thông tốt
nhất từ ngày lập nước cộng sản cho đến thời điểm này, là cụ Hồ.
Thông qua truyền thông (thưở thông
dụng chỉ có sách và đài phát thanh), Cụ đã lấy chính hình ảnh về đạo đức, lối
sống của mình nhằm mục đích giáo dục dân chúng. Mục đích này đã làm nên khác
biệt lớn nhất giữa Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành trong cùng
hình thức suy tôn lãnh tụ.
Sau Cụ, có TBT Nguyễn Văn Linh dùng truyền
thông phục vụ ngược cho chính trị cực kì hiệu quả khi khởi xướng (hay khai
sinh) ra khuynh hướng báo chí tham gia
chống tiêu cực xã hội. Những “đệ tử” xuất sắc nhất của cụ trong làng báo như
các chị Kim Hạnh, Khúc Nga hay Trần Mai Hạnh, Nguyễn Công Khế... lạ cái giống
nhau hậu vận quan lộc chẳng ai ra tấm ra món gì.
Văn minh phương tây ùa vào sau mở cửa.
Các phu nhân xuất hiện. Mối quan hệ chính khách-truyền thông biến dạng theo hình mẫu đố tìm thấy ở đâu trên thế giới này.
Người vợ là thước đo văn hóa của
người chồng. Phu nhân cụ Võ Văn Kiệt ý thức nhất, cho tới tận giờ, trong việc xây
dựng hình ảnh trước công chúng. Bà Cầm là đệ nhất phu nhân Việt đầu tiên...mặc
váy.
Thủ tướng đương nhiệm là người duy
nhất chịu make up và nghe lời designer.
Hậu trường chuyện điểm trang cho nguyên thủ có một chuyện khá
buồn cười thế này.
Lần đầu tiên Việt tổ chức một hội
nghị quốc tế có sự tham dự của tất cả những nguyên thủ hàng đầu thế giới. Nhằm
tăng chiều cao cho Cụ ta, designer chải bồng tóc cụ lên thêm 3 phân. Sát giờ ra
xe, Cụ chổng đầu vào lavabo tự gội sạch keo xịt tóc vì...khó chịu quá.
Đang biên