Một phần rất lớn giúp Obama thắng cả hai cuộc bầu cử là nhờ truyền thông, và
không chỉ những phương tiện truyền thông cổ
điển (gọi là Big 7 gồm: TV, radio,
film, âm nhạc, báo chí, tạp chí và sách). Obama thắng còn nhờ Tân truyền thông, bao gồm tất cả phương tiện sử dụng công nghệ tương tác
và trực tuyến, ví dụ như facebook, Twitter, blog, vv...
Đối nghịch với
McCain và Mitt Rommey trong 2 lần bầu cử, Obama thể hiện qua truyền thông mình
là ứng cử viên trẻ, năng động, hiện đại, sẽ mang lại thay đổi so với nhưng đối
thủ.
Phong trào Chiếm
phố Wall
sinh ra một khái niệm gọi là 99%. Con số mang ý nghĩa số đông, chỉ trích sự bất bình đẳng ác nghiệt trong xã hội
Mỹ.
(1% dân số còn lại là các đại đại tỷ phú nhưng
giữ phần lớn tài sản). Những từ như “99%” và “1%” được dùng rất nhiều trong truyền thông khi nói về
chính trị. Obama, chưa bao giờ
nói thẳng ra ủng hộ phong trào Chiếm
phố Wall, nhưng hầu như cũng chưa bao giờ tỏ ra mình thuộc vào giới 1%.
Qua mắt truyền
thông, Obama không
chỉ là chính khách mang phong cách bình dân hòa đồng mà còn là người của gia đình mẫu mực (hình ông chơi với con tràn lan
trên mạng), người chồng yêu thương (sau mỗi lần phát biểu gặp mặt gì gì
đó sẽ có hình ôm hôn bà
Michelle). Ngay bà Michelle, dù tốt nghiệp trường luật cũng hiếm thấy phát biểu trước công chúng về chính trị, thuần
chỉ nói về nấu nướng, thời trang,
đi thăm trường học, chơi với trẻ con...
Sử
dụng truyền thông xã hội để len lỏi vào đời sống người dân. Nhờ vậy mà người
dân dễ cảm thông với Obama hơn.
Đương nhiên đó không phải là cái tài của ông, mà là cái tài thuê được một đội
ngũ quản lý truyền thông cực kỳ xuất sắc.
Từ dân chủ tới độc tài, không một chính khách của chính
thể nào coi thường chuyện xây dựng
hình ảnh mình trước công chúng. Trừ Việt ta. Và đó sẽ là câu
chuyện của phần tiếp theo entry.