*** Mọi lí thuyết đều là màu xám, khi ứng vào thực tế
Việt ta. Cặp phạm trù triết học hiện tượng-bản chất, rất vô giá trị, đặc biệt
trong lĩnh vực nội chính.
Thế nên, những ai tự tin tư duy khoa học trong trò
chơi xếp hình, 99% sẽ lâm cảnh khoan khoái tự toại trước bức tranh hoàn chỉnh eo nàng Bạch Tuyết gắn vào đầu chú
lùn Sneezy.
Thế nên, đừng ai ngạc nhiên khi phần tiếp theo entry
này, nội dung của nó chẳng liên quan gì đến phần 1.
*** Bạn Van-Son Dang trên facebook hỏi: Chỗ của người thần kinh như Đào hay hoang tưởng
như Vũ không nhất thiết phải là nhà tù. Vậy sao họ vẫn phải tù? Cô có giải
thích gì không ạ?
Beo trả lời bạn ở góc độ một người quan sát thời cuộc
và người trực tiếp ngồi xem một vài phiên tòa xử nhóm đối tượng tạm gọi Thần
kinh chính trị.
Ngay và luôn: họ là những người vi phạm luật pháp.
Quang cảnh phiên tòa, đại khái thế này: Viện kiểm
sát đưa ra bằng chứng; Quan tòa hỏi bằng chứng ấy đúng hay sai, có hay không; Bị
cáo trả lời gọn đúng-sai, có-không.
Nếu đúng và có,
luật sư tìm cách giảm nhẹ bằng cách chứng minh động cơ, mục đích của bị cáo. Nếu
sai và không, luật sư đưa ra các bằng
chứng (của mình) để phản bác lại VKS.
Trong phiên tòa xử Cù kon, không có bằng chứng nào
được trả lời sai và không.
Những nhận định kiểu dạng như không nhất thiết phải là nhà
tù, hoàn toàn cảm tính.
Mà cảm tính trong lĩnh vực thần kinh chính trị này,
thiên hướng chung là... chống lại nhà nước.
Tuy nhiên, cái lỗi để cho bạn nhận định cảm tính thuộc
về truyền thông big 7 (khái niệm trong entry 1). Và ngược lại, góp phần cực lớn,
gần như tuyệt đối, trong việc củng cố-nuôi dưỡng những nhận định cảm tính, là
Tân truyền thông.
*** Trả lời như vậy, chắc chắn bạn sẽ hỏi tiếp, nếu
vậy tại sao những người B người C...có những hoạt động tương tự, lại không bị bắt.
Đi nhậu về biên tiếp