3. Nhân vật được yêu mến nhất: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Có những chính khách
rất kị vía với công luận, Nguyễn
Thiện Nhân là một ví dụ điển hình.
Một thời gian ngắn nắm
bộ giáo dục, ông đưa ra một cải cách Beo cho là sẽ thành cuộc cách mạng thật sự
cho cả giáo dục lẫn văn hóa Việt hiện nay: sự trung thực.
Không có bất cứ ai ủng
hộ ông. Không ngày nào, không có một bài báo công kích ông và bộ ông. Ngay khi
ông thôi chức bộ trưởng, bộ này…bình an hẳn, bộ trưởng tốt hẳn hơn mặc dù, hiện
trạng giáo dục trở lại Nguyễn Y Vân như từ thời những năm 80.
Ngược lại, dù có thể
người trong cuộc không cần bất cứ động thái nào thì vẫn được truyền thông nâng
như nâng trứng hứng như hứng hoa. Vũ Đức Đam là một ví dụ khác, trái ngược
với sự kị vía của Nguyễn Thiện Nhân.
Beo đưa đề mục ưu
ái của năm này không nhằm mục đích bầu bán so đo, mà muốn chỉ ra rằng, hiện
đang thiếu hẳn một cái đầu đủ tầm cỡ dẫn dắt công luận, để công luận không bị sa
vào trận đồ của những “tấm biển chỉ đường lộn ngược”.
4. Nhân vật “Dân oan”
nhất: Nguyễn Đức Kiên
Dự kiến vụ Nguyễn Đức Kiên sẽ được xử trước Tết âm lịch, quãng 14 or 16/1.
Người Việt nam có đặc điểm tâm lí cực kì nổi trội: rất ghét người giàu.
Không một nhà chính trị lão luyện nào bỏ qua không tận thu đặc điểm ấy. Kết quả:
để lấy lòng nông dân, cải cách ruộng đất
ra đời. Mấy chục năm sau, để lấy lòng buôn thúng bán bưng, cải tạo tư sản đáp ứng.
Đó là vĩ mô. Vi mô thì thế này.
Trong thời điểm rối ren, khó khăn gần như suy sụp của nền kinh tế, cần
tìm ra một thủ phạm để trấn an lòng dân.
Thủ phạm ấy phải là thằng trung dung, không là con đẻ con riêng thậm chí
con ghẻ con nuôi của bất cứ phe nhóm chính trường nào. Hoặc nếu có, thì phe
nhóm ấy đang trong tình trạng bất lực không
thể lái taxi.
Nguyễn Đức Kiên sẽ phải trả một cái giá từ chung thân tới tử hình trong
một vụ án, cho tới giờ này chưa xuất hiện… người bị hại.
5. Nhân vật bí ẩn nhất
6. Nhân vật gây hài nhất