Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

DẠY LẠI THƯỢNG THƯ

1.
Trong làng báo viết nội chính hiện nay, thực ra (chỉ) có 1,2 phóng viên cực kì ma mãnh, chuyên trị chộp một hai câu của các vị  chính quyền, chả từ ai, từ tứ trụ xuống đến phó phường, giật lên cho thiên hạ ném đá chơi. Đôi khi không chơi, mà còn có chủ đích.
Những báo khác là bầy đàn ăn theo.
Ma mãnh, hay gọi là lưu manh chữ nghĩa cũng ổn,  ở chỗ cắt ngang cắt ngửa câu nói của người ta, lẩy một câu ra khỏi ngữ cảnh người ta đang nói, để rồi mở rộng vào mọi bối cảnh khác.
Tuy nhiên, ko cần để ý kĩ, cũng thấy toàn ma mãnh vặt. Nhăm nhăm chửi dễ đểsướng nhanh như thế nên, có những phát biểu bày lộ đầy đủ trình độ, thậm chí cả bản chất con người của quan chức, tiệt chả thấy báo nào bàn.
Ví dụ thế này: “Triết lý giáo dục của chúng ta là thế nào? Có nhiều ý kiến nói là chưa có. Tôi xin khẳng định triết lý trực tiếp của giáo dục chúng ta là Nghị quyết 29 của Trung ương”.
Câu này của thượng thư bộ dục. Bộ tổ sư của triết.
Theo thiển ý, triết là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Triết học là ngành khoa học nghiên cứu những quy luật nhận thức chung nhất của xã hội loài người.Triết lý là phương pháp lý luận về triết.
Nguyên lý là những luận điểm cơ bản, là những định nghĩa mang tính tổng quát chi phối toàn bộ các hoạt động của một ngành khoa học cụ thể.
Triết lý giáo dục Đông Tây nào cũng phải chứa đựng những điều cốt tử: mục tiêu tối hậu của giáo dục là gì? Để đạt mục tiêu ấy cần phải hành động theo phương châm nào? Và bằng phương pháp nào? 
(Chị Ngoc Trinh Đoan kính mến, phương châm và phương pháp giáo dục kể trên thì cần có nguyên lý ạ và đó cũng là sự phân biệt về nguyên lý và triết lý giáo dục ạ). 
Chiểu theo cách hiểu của Beo, Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI  Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, được gọi tắt là NQ 29, duy nhất một câu gần gần với các thể loại lý lằng nhằng: Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. 
Rõ khổ, cái nguyên  này  nó có từ thời Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, tức nửa thế kỉ nay rồi. Xa hơn nữa, nó có từ thế kỷ 19 do nhà triết học kiêm tâm lý học Mỹ John Deway phát kiến ra. Ông ấy dạy rằng, nhà trường phải gắn liền với xã hội, đi học là để hoàn thiện một con người và kiếm lấy chút kỹ năng phục vụ xã hội.
Nhân đây thách luôn các bạn nghề giáo và phi nghề  giáo, tìm được cái gì khả dĩ mơi mới trong NQ 29 kia đấy. 
Moi được cả chiết từ  những thứ sáo rỗng mòn mọt ra, nhẽ thế nên ông ấy làm tới  thượng thư.

2.