Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

MUỐN LÀM NGƯỜI HAY LÀM CHÓ HẢ THẰNG KIA –TIẾP 3

(Bài viết riêng cho Luật sư Đinh Thế Hưng và đã tham khảo một luật sư Mỹ để chỉnh lý).
Tham chiếu sang luật pháp Mỹ, để bảo đảm cho nguyên tắc suy đóan vô tội thì phải dựa vào những tiêu chuẩn chứng mính có tội nào trong án hình sự?.
Những tiêu chuẩn chứng minh có tội hay từ chuyên ngành luật gọi là Nghi ngờ hợp lý (Reasonable doubt), là một trong những khái niệm phức tạp nhất trong Ngành Tư Pháp. Từ Tòa án quận cho tới Tòa án tối cao Mỹ, chưa ai có đủ khả năng để đưa ra một định nghĩa hòan chỉnh từ ngày thành lập ngành tư pháp tới nay.Tuy nhiên, khi xét xử tại tòa, nó lại được đặc biệt đề cao, cao hơn hẳn dư thừa bằng chứng, nghĩa nôm là 51% có tội.
Nghi ngờ hợp lý thuộc phạm vi của Quyền được truy tố theo trình tự pháp luật. Nó là anh em song sinh với Suy đóan vô tội (lý do xem bài trước). Nói đơn giản, Nghi ngờ hợp lý và Suy đóan vô tội dịch chuyển gánh nặng điều tra bằng chứng chứng minh có tội sang cho bên khởi tố, thay vì người bị nghi ngờ phải tự khai ra. Chính vì vậy, Suy đóan vô tội tại thời điểm hiện tại của Dự thảo luật Việt Nam có thể sẽ bị vô hiệu hóa vì không thấy nhắc tới Tiêu chuẩn chứng minh có tội tại điều nào.
Để hiểu được cặn kẽ Quyền được truy tố theo trình tự pháp luật, trước hết phải biết nguyên lý họat động của nó. 
Tại Mỹ tất cả các án hình sự đều phải xử với Bồi Thẩm Đòan (BTĐ), tiêu chuẩn lựa chọn cũng như nguyên tắc họat động của BTĐ khá thú vị, Beo sẽ viết riêng cho bạn nào muốn biết. 
Trình tự diễn ra trong phòng xử  như sau: Viện kiểm sát khởi tố, điều tra và trình bày chứng cứ. Sau đó, thẩm phán lệnh cho BTĐ vào phòng kín họp bàn và ra quyết định Có tội hay Vô tội. Câu nói cố định của Thẩm phán là: “BTĐ phải phán xét xem bị cáo có tội hay vô tội. BTĐ chỉ có thể phán xét có tội nếu cảm thấy tất cả các bằng chứng vừa trình bày là đủ để chứng minh có tội vượt quá mức nghi ngờ hợp lý”.
Thẩm phán có thể giúp đỡ BTĐ bằng cách đưa ra định nghĩa CỦA TÒA về nghi ngờ hợp lý. Mấu chốt vấn đề của Nghi ngờ hợp lý nằm ở đây: giữa Thẩm phán và BTĐ có một khỏang cách tri thức luật rất lớn, nên một tiêu chuẩn “hợp lý”, khi nhìn dưới góc độ của người nhà luật, rất nhiều khi sẽ khác hẳn với góc nhìn của người bình thường. 
Với đặc điểm  của luật tiền lệ, phần lớn các Thẩm phán đều sử dụng định nghĩa Nghi ngờ hợp lý của Thẩm phán Shaw (Massachusetts). Trong vụ án nổi tiếng Commonwealth v. Webster từ năm 1850, Shaw đưa ra định nghĩa như sau: 
“Nghi ngờ hợp lý không chỉ đơn thuần là khả năng có nghi ngờ. Bởi vì trong mọi chuyện liên quan đến con người và chứng cứ đạo lý, sự tồn tại của nghi ngờ là mặc định. Chính vì vậy, tiêu chuẩn Vươt quá nghi ngờ hợp lý không phải là hòan tòan không có tí nghi ngờ nào. Chúng ta cảm thấy vượt quá tiêu chuẩn nghi ngờ hợp lý khi:
1.  Khám xét tòan bộ bằng chứng của vụ án
2.  Sau khi khám xét một cách kĩ lưỡng hết sức có thể, ta “cảm thấy” các bằng chứng của vụ án đều chỉ ra là bị cáo có tội.
3.  Sự “cảm thấy” này không thể chỉ là “linh cảm” dựa vào “trực giác”, mà nó phải xuất phát từ bằng chứng đạo lý của con người. Do đó, cảm giác này được định nghĩa là sự chắc chắn của đạo lý.
Định nghĩa của Shaw được phần lớn các Tòa coi trọng và qui phục. California thậm chí còn hợp thức hóa 3 điều trên của Shaw thành luật tiểu bang. Thế nhưng, định nghĩa này lại cũng là ví dụ điển hình cho thấy sự…mông lung của Nghi ngờ hợp lý.
Ví dụ như, các Thẩm phán lại dựa  vào văn hóa và truyền thống của địa hạt mình mà đưa thêm chuẩn: một Thẩm phán ở San José sẽ đưa ra định nghĩa về Nghi ngờ hợp lý cho phù hợp với sự đa sắc tộc của San José, trong khi Thẩm phán ở Boston phải tính đến cấp bậc tri thức của dân số Boston.
Gỡ rối cho sự mông lung, một thẩm phán khác là Ginsburg đã giải thích cho BTĐ về Nghi ngờ hợp lý bằng một sự mông lung khác như sau: 
“Vượt qua nghi ngờ hợp lý có nghĩa là, sau khi khám xét tòan bộ bằng chứng, ta cảm thấy một sự kiên quyết là bị cáo có tội. Ngược lại, nếu sau khi khám xét bằng chứng mà ta vẫn có cảm giác có thể bị cáo vô tội, thì tiêu chuẩn của Nghi ngờ hợp lý đã không được thỏa mãn.”
Hiện tại, chỉ có một thiểu số Tòa áp dụng định nghĩa mới của Ginsburg, một số khác cố gắng tự nghiên cứu và thử nghiệm định nghĩa riêng của mình, và đa số vẫn áp dụng định nghĩa của Shaw.

(Còn  tiếp để giải thích cái tựa của Beo)