Tam
Mavroudis: Em thắc mắc trường thế nào được định nghĩa là lởm.
(Xin
lưu ý, nhằm diễn đạt dễ hiểu các tổ chức quản lý giáo dục Mỹ, Beo sẽ dịch không
sát nghĩa tên của các tổ chức này và có để nguyên tiếng Anh).
Muốn mở
một trường đại học tại Mỹ, bắt buộc phải có xác nhận của các tổ chức trực thuộc
Hội đồng xác nhận giáo dục đại học và
trên đại học (Council for Higher Education Accreditation-Beo viết tắt CHEA ),
ngòai các giấy phép kinh doanh như tất cả các lọai hình kinh doanh khác.
CHEA trực
thuộc Quốc hội và Bộ Giáo dục Mỹ.
Các tổ
chức trực thuộc CHEA-nơi trực tiếp cấp giấy xác nhận- gọi là Tổ chức xác nhận
giáo dục khu vực (Regional Accrediting Organizations- RAO).
51 bang
được chia thành 6 khu vực. Trường nằm trên địa phận nào thì xin xác nhận của
RAO khu vực đó.
Trường lởm, là trường không có xác nhận của
RAO. Các văn
bằng của nó giá trị bằng không.
Ngòai
ra, còn một số lọai trường đặc biệt, có lọai giấy xác nhận RAO phẩy khác (ví dụ
như trường Phật học). Tuy thế, tổ chức con này vẫn phải trực thuộc CHEA.
Lê Tê: Đoạn này như chị gõ
nhầm: "phi lợi nhuận ko đồng nghĩa với trường tư."
Trường tư có hai lọai: Trường tư phi lợi nhuận (Private
non-profit) và trường tư thu lợi nhuận (private for-profit). Sự khác biệt của
hai lọai này: 1. Trường phi lợi nhuận nhằm mục đích nghiên cứu. Chữ tư (private
) ở đây ám chỉ các nghiên cứu của nó không bị quản lý bởi nhà nước. Lọai này bắt buộc phải cấp tới bằng Tiến sĩ.
2. Lọai thu lợi nhuận, nhằm duy nhất kiếm tiền. Lọai này đa phần
dạy nghề và cũng đa phần ko cấp tới bằng Tiến sĩ. Đây là lọai trường quảng cáo
nhiều nhất, tỏa đi các nước thế giới thứ ba kiếm học trò nhiều nhất và, cũng
vào hàng tệ nhất trong các lọai trường tại Mỹ.
Nói tóm lại, vì Beo chẳng biết dịch sang chữ gì cho sáng nghĩa
hơn, khiến không ít bạn hiểu nhầm thành hai lọai trường tư: miễn phí và kiếm
lời. Và câu trên Lê Tê phát hiện đúng, Beo viết ngược. Chính xác phải là: Phi
lợi nhuận không đồng nghĩa với trường CÔNG. Beo không sửa trong entry trước mà
đính chính tại đây để xin lỗi.
Riêng chữ quản lý trên
Beo viết nghiêng, để tránh hiểu theo nghĩa quản lý mặc định theo kiểu Bộ Giáo
dục VN.
Le Duc
Tung: tôi
nghĩ các trường đại học chí ít website phải có đuôi .edu. Những trường mà
website không phải đuôi này thường là trường rởm .
Bạn nói đúng. Trước đây, bất cứ ai cũng có thể
mua đuôi .edu. Sau 2001, Mỹ đã hệ thống hóa lại để quản lý, chỉ có các trường đại
học có đăng kí mới được sử dụng đuôi .edu