Những định lượn ra Saks fifth avenue hay Neiman
marcus, chụp ít hình về chanh chua với mấy cô bạn ảo về hàng hiệu Trung cộng or
not Trung cộng.
Lạnh. Mưa nguyên ngày.
Tự dưng thấy mình tào lao. Hơn thua bọn dở hơi
biết bơi chả làm cái đệk. Bạn ảo, tình ảo. Thời này, đến tình thật, còn rũ cái
xọat, lock luôn và ngay.
Hàng hiệu, gắn với nhà giàu. Nhưng không phải hễ treo móc hàng hiệu lên người là thành quý bà. Thời buổi quá độ
lên thiên đường, chị Ba Khía không hiếm.
Lấy ví dụ thế này.
Thuở sinh thời, nhà thiết kế Alexander McQueen,
trong tất cả các sản phẩm của ông, đều có bóng dáng đường nét của vagina. Ông
cho rằng, không có gì ở người phụ nữ mê
hoặc, quyến rũ, bí ẩn và…đáng sợ hơn vagina.
Ông, bằng các thiết kế của mình đã nâng vagina
lên tầm nghệ thuật đỉnh cao. Ma mị và mĩ miều, vagina là triết lý trong thiết kế
của Alexander McQueen.
Tất cả các nhà thiết kế hàng đầu thế giới, đều
có các triết lý riêng như vậy.
Nhà giàu, tìm đến nhà thiết kế, trước tiên và
sâu xa, là từ sự đồng quan niệm, sự thần phục thứ triết lý mà nhà thiết kế đưa
ra. Sự đồng điệu hai bên ở đây tạo ra phong cách.
Chính phong cách mới khiến họ thành quý bà, chứ
không phải tiền.
Điều đó lí giải vì sao công nương Anh Kate
Middleton rất chuộng Zara, một nhãn hàng nay gia công cả tại Việt nam và
Campuchia, vài ba trăm đô cả túi lẫn váy.
Phàm quý bà, một vài nhà thiết kế tâm đắc, đã
là nhiều. Không có thứ phong cách nào được tạo ra bởi tập hợp từ số nhiều.
Đôi khi, nhìn mấy chị ở Việt ta trưng ra như một bảo tàng tá lả
âm binh nhãn hàng đắt tiền, lấy việc nó sản xuất ở Pháp ở Ý làm chuẩn sang giàu,
mình cứ hình dung na ná như chị vừa móc
trúng vụ ba khía, lênh khênh trên đôi giày tấc rưỡi Phén-đì kịch size, xếp tiền
đầy túi Lê-vờ, du lịch qua Pháp qua Ý
mua Héc-quyn, ý lộn Héc-mét về …làm làn đi chợ.
Là mình gọi chị Ba Khía, theo ý đó.
Chú thích ảnh: Đợi khi cuốc hội thông qua luật cấm tên tây, mình sẽ dịch lại chữ vagina: cái nhồn.
Đây là một trong những cái nhồn của Alexander McQueen và giá lọai bèo bèo cũng tầm ấy .