Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

MỸ LỞM- tiếp

Nguyên phần này không phải để dạy anh Luận, vì anh ý chỉ giả mù ko thấy, nên ko thể giáo dục thêm được nữa. 
Beo chỉ muốn giúp các bạn phụ huynh đang có ý định cho con em mình du học tại chỗ, thêm thông tin về giáo dục Mỹ vì, những thông tin trong bài báo của Nguyễn Khanh,  điểm chính yếu nhất, vì mục đích chửi cộng sản nên đưa không chính xác. Chấp  hèn người.
Phần tố cáo của Ashwill lại cũng có điểm không chính xác nốt, khi quy lỗi trường giả do chính phía VN bịa ra để lừa học sinh.
1. 
Trong tay Beo hiện có danh sách hơn 200 trường giả tại Mỹ và sẵn sàng cung cấp cho các bạn có nhu cầu. Nó là giả thật tại Mỹ chứ ko do Việt mạo ra. Các trường (theo thứ tự entry trước)  số 8/12/15/16/17/18/19 nếu bạn sử dụng bằng do nó cấp sẽ bị phạt trong địa phận Mỹ, vì vi phạm luật pháp. Số 13 dạy mỗi luật và dùng bằng nó bị phạt nặng nhất (trục xuất).
Số 6 có giá trị trong phạm vi nước Bangladesh, số 17 tại Pakistan.
Số 10, từ lao công đến hiệu trưởng do 1 người kiêm nhiệm.
Số 3/4 thậm chí chẳng buồn nói dối về sự không được công nhận ngay trên web của mình.
2.
Tại Mỹ có 2 cơ chế trường: lợi nhuận và phi lợi nhuận. Xin lưu ý, có 1 điều sẽ ngược hẳn với Việt nam nên ai có ý tham khảo đọc cho kĩ: phi lợi nhuận ko đồng nghĩa với trường tư. Trường tư cũng có thể là một tổ chức phi lợi nhuận. (Lọai trường này cực hiếm thu nhận du sinh, nhằm dành các ưu đãi cho người Mỹ).
Tổ chức Capstone  của A. Ashwill, là một tổ chức tuyển người dạy nghề theo lợi nhuận. Họat động tại Việt kiếm du sinh, có lẽ cạnh tranh không lại nên Mỹ lởm học thuộc nhanh bài võ Việt chọc gậy bánh xe, chơi xấu đồng đội. Nếu tử tế với giáo dục Việt, hẳn Ashwill phải nói ra điều này sớm hơn chứ ko đợi đến bây giờ. Ashwill là người khá am hiểu giáo dục Việt và đang rủ một người Việt viết chung cuốn sách về Dục Lừa.
Nói Ashwill chơi xấu, còn có 1 ý  là cố tình mập mờ về cơ chế giáo dục Mỹ, nhằm tăng tính thuyết phục cho các tố giác của mình. (Sách này Ashwill khá thuần Việt). Beo giải thích tiếp.
3.
Mỹ không có hệ thống công nhận hay không công nhận chuẩn giáo dục, như VN.
Có một nhánh của bộ Dục Mỹ đưa ra 1 bảng chuẩn giáo dục, nhưng chuẩn này không mang ý nghĩa tốt hay xấu. Càng không mang ý nghĩa công nhận hay không cộng nhận về tính hợp pháp (như Mỹ lởm tố). Nó chủ yếu nhằm giúp cho học sinh dễ dàng tham khảo khi muốn chuyển từ trường này qua trường khác.
Tới đây, lại phải mở ngoặc giải thích thêm: tại Mỹ học sinh chuyển trường nhoay nhóay, ko chết dí một chỗ như bên ta. Học được một thời gian, chán, chúng nó tìm trường khác và dựa vào các tiêu chuẩn trong bảng nêu trên, mà biết được các thông số tương đương giữa hai trường.
Cực kì quan trọng: không phải trường nào cũng tham gia vào danh sách xếp hạng của bảng chuẩn của bộ Dục Mỹ. Việc tham gia là tự nguyện. Ví như nhiều trường danh tiếng thuộc hệ thống của Nhà thờ không góp mặt.
Không như Việt nam, Bộ Dục giành tất mọi thứ định đọat, các trường lớn và nổi tiếng tại Mỹ đều tạo nên chuẩn chất lượng của mình. Chính vì cái chuẩn tự định ra về chất lượng giáo dục ấy, mà nó danh tiếng.
4.
Hiện nay, có trường Mỹ kiếm ăn tốt đến mức về Việt nam họp phụ huynh mỗi mùa và có lớp dạy luôn cả bằng tiếng Việt tại Mỹ. (Chuyện này Beo sẽ kể riêng trong lọat entry Giấc mơ Mỹ).
Đương nhiên, đã gọi là kinh doanh thu lời thì sẽ có các chiến lược và tiểu xảo. Ko khó khăn gì để bộ Dục Việt hạn chế các tiểu xảo, giúp phụ huynh bảo vệ con cháu mình. Họ đã không làm. Đến Beo còn có danh sách trường Mỹ lởm, thì ko thể nói họ không có, để đến nỗi công dân mình bị lừa.
Chỉ thương, xót xa cho các cháu.