Không phải cứ sống ở Mỹ hay tiến sĩ Mỹ
nói là chuẩn. Để đây đã, mai sẽ táng cho cả Nguyễn Khanh, SBTN và Mark Ashwill một bài.
Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và
trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại
Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công
nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một
cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học
Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.
Tiến sĩ Mark A.Ashwill
hiện là giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một công ty có trụ sở Hà Nội và
chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này,
đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.
Lâu nay, tình trạng lo
ngại chất lượng đào tạo của các trường đại học trong nước, đã khiến rất nhiều
phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy
nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học
cũng không phải dễ dàng.
Chính vì vậy mà các
trường đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu… được rất nhiều người ghi danh
cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì
mà nhà trường Việt Nam đang nhồi nhét.
Dĩ nhiên, giá cả của
những trường đại học quốc tế như vậy không hề rẻ tiền, thậm chí nhiều trường
còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc
của trường. Chính vì vậy mà số lượng sinh viên trong nước tham gia học rất
đông.
Hiện danh sách 21
trường đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được tiến sĩ Mark A.Ashwill phát
đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ phản hồi nào từ Bộ Giáo Dục CSVN. Đáng
lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi
cấp bằng tiến sĩ giả cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước
đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường đào
tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm sinh viên đã tốt
nghiệp tại trường này đang sở hữu những chứng chỉ quốc tế vô giá trị nhưng
không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng
đống tiền của từ phụ huynh.
Dĩ nhiên, ai cũng
biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo
lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một quan chức cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà
cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.
Nguyễn Khanh / SBTN
1.
ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc bang Georgia.
2. ĐH Akamai (Akamai
University) thuộc bang Hawaii.
3. ĐH American City
(American City University) bang California.
4. ĐH Di sản Mỹ
(American Heritage University) nằm ở phía nam California.
5. ĐH American Pacific
(American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP HCM.
6. ĐH quốc tế American
Pacific (American Pacific University – International) thuộc bang New Mexico/
California.
7. ĐH Apollo (Apollo
University) bang California.
8. ĐH quốc tế Đại Tây
Dương (Alantic International University) thuộc bang Hawaii.
9. ĐH Capstone
(Capstone University) bang California.
10. ĐH Cosmopolitan
(Cosmopolitan University).
11. ĐH Frederick
Taylor (Frederick Taylor University) thuộc bang California.
12. ĐH Honolulu
(Honolulu University) thuộc bang Hawaii.
13. ĐH Irvine (Irvine
University) thuộc bang California.
14. ĐH Quốc tế Mỹ
(International American University) bang California.
15. ĐH Kỹ thuật
Paramount (Paramount University of Technology) thuộc bang California.
16. ĐH Pebble Hills
(Pebble Hills University) thuộc bang Pennsylvania.
17. ĐH Preston
(Preston University) thuộc bang California.
18. ĐH Tây Nam Mỹ
(Southwest American University) thuộc bang California.
19. ĐH Nam Thái Bình
Dương (Southern Pacific University) thuộc bangDelaware.
20. ĐH quốc tế
Washington (Washington International University) thuộc bang Pennsylvania.
21. ĐH quốc tế
Berkeley (Berkeley International University), bang Delaware.