Beo sẽ kể chuyện học hành đại học của bọn nhóc nhà Beo bên Mỹ. Các bạn đã hỏi thông tin có thể tham khảo. Các hình dưới đây chụp tại trường Boston University. Beo sẽ post tiếp hình ảnh các trường Harvard và MIT, biểu tượng của giáo dục Mỹ tại Việt nam, sau entry cuối cùng.
Riêng Tu Dinh Thi Hai và Thủy Thối Tha, xin lỗi hai bạn vì chương trình phổ thông Mỹ Beo không rành, các con Beo học phổ thông tại châu Âu, nên không trả lời các bạn được.
|
Các trường hàng top tại Mỹ "kênh kiệu" lắm, nên các bạn phải kiểm tra thật kĩ thông tin với các trường về tận VN tìm học trò. Ngay tại Mỹ, phụ huynh và học sinh muốn tìm hiểu kĩ hơn những gì giới thiệu qua trang web của trường, thì phải tự đến mà coi. Hàng ngày, nhất là vào cuối tuần, rất đông các tour như vậy. Trong hình là tour đến từ bang Utah, hướng dẫn viên(luôn luôn đi lùi) là du sinh người Nga của trường, làm ngoài giờ. Du học sinh chỉ được phép làm ngòai giờ trong phạm vi trường và không được phép học bán thời gian ( part-time) như học sinh Mỹ. Để bảo đảm việc học, mỗi tuần được làm không quá 20h và nhận mức lương tối thiểu: 8-10 usd/h cho các công việc: bán hàng, phục vụ cantin... Bạn trẻ nào ham kiếm tiền yên tâm, các trường đại học ở Mỹ, nhỏ nhỏ cũng bằng mấy cái city mới xây dựng của Phạm Nhật Vượng, nên không lo thiếu việc. Sân khấu hòanh tráng các bạn xem trong nhiều chương trình Paris By Night là thuê nhà hát của khoa nghệ thuật trường De Anza college, một trường vào lọai làng nhàng con nhà nghèo tại Mỹ |
|
Cửa hàng sách trong trường B.U 5 tầng lầu. Đây là gian sách của các thầy cô trong trường. Beo cũng có ý tìm xem giáo viên Mỹ có năng làm thơ như bên ta, tìm mãi ko thấy tập thơ nào. |
|
Trước cửa tất cả các cantin trong trường phải có bảng thông báo khối lượng ga sử dụng, nhằm bảo vệ môi trường chứ không phải nhằm báo giá bữa ăn. |
|
Các lọai phòng học và nội thất khoa Quốc tế |
|
Khoa quốc tế học rất hiếm du học sinh đến từ châu Á. (Mỹ nhân trong hình qua tuổi đi học quá lâu nên ko được nhận). Ngược lại, khoa quản trị kinh doanh, người Tàu chiếm rất đông. TaiLong cau có mà rằng, nhà trường tham tiền nhận nhiều du sinh Tàu rồi sẽ làm hỏng giáo dục Mỹ, ví như một số chuẩn phải hạ xuống, một bài luận 18-25 trang phải bớt xuống vài trang "chiều" năng lực tiếng Anh của du sinh Tàu.
Đại học Mỹ, một mùa học (4 tháng) trung bình đăng kí học 4 môn. Mỗi môn rất nhiều bài kiểm tra. 15 phút, giữa kì, giữa giữa kì, cuối kì...kèm theo đó rất nhiều sách ngòai chương trình bắt buộc phải đọc. Thầy cô dễ thì chỉ nhắc nhở, thầy cô hơi khó kiểm tra bất tử 15 phút đầu giờ xem đã đọc chưa, còn khó nữa bắt viết nguyên bài luận trình bày về những cuốn sách ấy.
Sẽ sai lầm với những cậu ấm cô chiêu nào nghĩ rằng, học hành tại Mỹ rất nhàn hạ và được chọn học những gì mình thích. 2 năm đầu là chương trình cơ bản, giống như Việt nam, sẽ có không ít môn ngán tới tận cổ vẫn phải học. Khi bạn thi trượt, bạn chỉ được học lại một lần. Vấn đề ở đây không chỉ mất tiền học lại, mà coi chừng với giới hạn visa. Không trường nào cấp giấy chứng nhận (mẫu này gọi là I 20- để gia hạn visa lưu trú) khi bạn học tới năm thứ 6 cho một chương trình 4 năm. Những trường top đầu, thậm chí bạn chỉ được phép lưu ban ko quá 2 môn.
Thấy cũng lạ, Beo chưa gặp bất cứ một cháu du sinh nào hư hỏng ăn chơi, như báo chí bên nhà hay miêu tả. Dù gia đình đều hàng khá giả nhưng chúng rất chịu học, chịu làm thêm. Lối sống Mỹ dạy cho chúng biết cách chi tiêu hợp lý. Gói cho hộp thịt đông hay cá kho tộ mang về, thể nào cũng tặng lại bác cành lan hay chậu Rose Mary thơm ngát.
|
|
Lâu đài cổ này là quán bar của trường. Bán beer và vẫn cấm hút thuốc. Ku nào uống hết một ly chừng hơn lít được phong tước Hiệp sĩ có bằng chứng nhận. Trình ấy, nước mình chúng nó chơi một can, tước Hòang đế. |
|
Beo viết trong entry trước rằng, tụi trẻ Mỹ học như điên, có vẻ chưa đủ đô. Chúng nó học như rồ như dại như ngày mai là tận thế ấy. Trước mỗi kì thi, nếu làm bài theo nhóm, Beo thường phải phục vụ xúp, chè cho các vị ấy đến 1/2h sáng là bình thường. Mỹ con khóai khẩu nhất mì ăn liền Lẩu Thái của Việt nam đừng bỏ gói bột nêm. Không phải sợ cay mà chúng hay bị dị ứng mẩn ngứa với bột ngọt trong đó.
Học trò Mỹ cực kì thích thể thao. Nguyên tòa nhà trên là khu tập gym của trường, ghé giờ nào cũng đông nghẹt. Ngòai phố, hình ảnh cực quen thuộc, những nhan sắc vào hàng thiên thần 18 đôi mươi, trai cũng như gái, vận đồ thể thao hùng hục chạy bất chấp mưa tuyết hay nắng nôi.
|
|
Giời đày... |
|
Trong sân trường. Thấy mình đuổi theo chụp hình, anh ý dấu vội dấu vàng hạt dẻ đang tha xuống cỏ, yêu không thể chịu được. |