Kì thực, Beo định đợi đến khi quốc
hội kết thúc kì họp, nghe xem còn đại biểu nào phát biểu về vụ bỏ phiếu tín
nhiệm các thành viên lãnh đạo nhà nước, mới viết entry này. Tuy nhiên, sau phát
biểu của bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội, thì có thể
kết luận như tựa đề trên là được rồi.
Lí do. Beo sẽ giải thích trên bề nổi
của sự việc trước. Còn bản chất thật sự của việc lấy phiếu đang diễn ra hiện
nay, nó thuộc về mặt âm u của chính trường Việt, nên cần cân nhắc khi viết ra
công khai.
(Những chữ in nghiêng là phát ngôn
của bà Nga-và trong entry này, bà đại diện cho số nhiều).
Nguồn:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141120/can-cu-nao-de-mac-dinh-tat-ca-deu-duoc-tin-nhiem/674265.html
*** Thứ nhất, bà Nga không
nắm được bản chất của việc lấy phiếu tín nhiệm. bản chất của lấy phiếu là “thăm dò mức độ tín nhiệm”. Phàm thăm dò mức độ, việc định danh ra 3 mức độ hay
10 mức độ đi chăng nữa là điều hòan tòan không quan trọng, thậm chí nó có thể
thay đổi theo từng kì. Bản chất chính trị của 3 lọai phiếu đó là đồng
lòng, ko đồng lòng hay trung dung. Đó không phải là lọai phiếu phủ quyết hay
không phủ quyết để có thể dẫn đến hệ lụy: hạn
chế quyền của đại biểu trong trường hợp đại biểu không tín nhiệm một chức danh
nào đó.
Sự phân biệt này là
cực kì dễ dàng: dựa vào việc xử lý cuối cùng với số phiếu. Lọai phủ quyết
buộc phải dẫn đến kỉ luật, cách chức, miễn nhiệm… Còn việc thăm dò như hiện
đang, chỉ có ý nghĩa giúp người được lấy phiếu thấy được mức độ tín
nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động (nhắc lại là Beo đang nói bề nổi của vấn đề).
*** Từ chỗ không nắm
được bản chất, bà Nga đã nhầm lẫn đối tượng thụ hưởng kết quả của
việc lấy phiếu: mục đích lớn nhất của lấy phiếu tín nhiệm
là nâng cao hiệu quả giám sát.
Giám sát họat động của
nhà nước là nhiệm vụ của quốc hội. Hiệu quả giám sát cao hay thấp thuộc trách
nhiệm đại biểu quốc hội. Đặt mục đích (lớn nhất) cho việc lấy phiếu là nâng cao
hiệu quả giám sát, bà Nga có tham vọng một mũi tên hạ 2 con chim.
Bởi như vậy, con số phiếu kia cũng đồng nghĩa là thước đo cho họat động
của chính quốc hội.
Và nếu thế, thì việc
lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong suốt nhiệm kì 5 năm như bà Nga đề nghị, là quá
ít. Nó phải được bầu bán trong từng kì họp quốc hội, tức 6 tháng/lần.
*** Beo không quan tâm
đến ông A ông B cụ thể đã phấn đấu, rèn luyện ra sao để đại
nhảy vọt trong bảng xếp hạng sau 17 tháng, tính từ lần 1 đến lần 2. Bởi Beo đặt
mục đích, những lá phiếu sẽ tác động thế nào đến chiến lược phát
triển xã hội của chính phủ.
Xét trên tầm ảnh hưởng
chính trường, xét trên tầm trí lực của đại biểu quốc hội hiện hành và xét thêm
cả cơ chế tổ chức của ta (ban chấp hành trung ương Đảng mới thực sự là cơ
quan quyền lực cao nhất), thì những lá phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm kia,
thậm chí còn chẳng ảnh hưởng nổi tới những vị trí lãnh đạo đất nước trong nhiệm
kì tiếp theo.
Mong gì những điều thiết-thực-vĩ-mô
hơn, ở nó.