***
Cà chua trúng mùa, ế đổ tháo. Một
nhóm thanh niên đứng ra thay nhà phân phối, giao cà chua (hình như miễn phí)
giúp nhà nông.
Ko ít người hoan nghênh và gọi đó là
nghĩa cử. Riêng Beo, ko. Phàm nghĩa cử, nó không được làm tổn thương ai cho dù vô
tình. Bạn giúp nông dân bán được 1 tấn cà chua, cũng đồng thời bạn lấy đi 1 tấn
miếng ăn của tiểu cộng đồng khác- các tiểu thương, những người phân phối cà
chua ra thị trường và định lượng tiêu thụ đủ cung cấp cho người tiêu dùng. Rộ
mùa hay thất mùa, mặt hàng ấy không có biến động tăng đột biến để cần thêm
những nhà phân phối nghiệp dư.
***
Cả xã hội mặc định rằng, ngòai sách
(đặc biệt là sách văn học), các lọai hình văn hóa nghệ thuật khác chỉ là giải
trí thứ cấp. Dạo vụ đd Lê Hòang bị ném đá tơi bời vì ngồi lên cái ghế kê bằng
mấy cuốn sách, Beo đã nghĩ, giả dụ thay mấy cuốn sách ấy bằng mấy cái băng đĩa
nhạc hay phim, chắc chả ma nào quan tâm.
Trái đất vẫn tròn nhưng thế giới đã
phẳng vài thập kỉ, chúng ta thì vẫn loay hoay đo đạc thế hệ sau bằng những cái
thước dùng cả vài trăm năm Shakespeare, Tolstoi, Gogol…
Thầy Trợ, thầy hãy thử một lần chơi
games điện tử đi. Những người sáng tạo
ra nó, không phải ai cũng vô trách nhiệm với xã hội, làm tiền con trẻ tòan bằng
bạo lực bằng sex cả đâu.
Và thầy, hãy thử một lần đặt những cuốn
sách của thầy ngang hàng với tất cả các lọai hình giải trí khác. Thử một lần công
bằng với rap, rock, với ngụy hiện đại (pseudo modern)…và tạm ngừng cho rằng,
chỉ sách văn chương mới trì dưỡng tâm hồn. Beo bảo đảm rằng, sau khảo nghiệm thóat ra khỏi những nấu cơm
rửa bát hay tủ sách nhà thầy, thầy sẽ giải thích được cặn kẽ vì sao, khi điện
ảnh thế giới cho Tổng thống Cha già dân tộc họ làm ma càrồng, thì chúng ta, vẫn
vật vã hành hạ nhau với Võ Nguyên Giáp giống hay không giống thật, trong một bộ
phim về Điện biên phủ.
***
Đồng lọat cả xã hội đều kêu gọi giảm
tải chương trình học trong nhà trường. Tuy nhiên, chưa thấy thầy cô nào lên báo
nêu, nên giảm phần cụ thể nào trong chính môn dạy của mình.
45/45 học trò của thầy Trợ đi học
thêm, điều đó chứng tỏ về khoa học, thời gian và khả năng tiếp thụ kiến thức
của chúng, hòan tòan chưa đến mức quá tải. Thì 100% học trò vẫn tải thêm được đó thôi.
Như vậy, việc học thêm phải chăng có
lý do xã hội khác hòan tòan ngòai giáo dục? Các thầy cô chân chính hãy một lần
nhìn thẳng vào sự thật đó, thay vì hùa vào đòi giảm tải. Việc la làng này chỉ giúp duy nhất ông bộ
trưởng GD và các nhóm lợi ích quanh ông lợi dụng, lấy ngân sách quốc gia ra làm xiếc mà thôi.
***
Còn tiếp