1. Nguyen Trung Hieu nhờ bình luận.
Bạn đọc Khanhnd8... cho biết: “Tôi còn nhớ một
NH của Pháp có văn phòng ở phố Tràng Thi, Hà Nội có chi trả tiền tiết kiệm cho
một khách hàng VN gửi tiết kiệm từ năm 1953 cách đây vài năm. Số tiền chi trả
được tính theo giá lạm phát hằng năm cộng lãi suất của kỳ hạn tương ứng kỳ hạn
gửi của khách hằng hằng năm nên sau hơn 50 năm, giá trị của sổ tiết kiệm đó
không hề giảm sút”. (Trích Tuổi trẻ)
Bức hình
này Beo chụp tại một cây ATM đường Lê Hồng Phong, bên hông lăng Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, Beo đồ rằng cảnh này Hieu có thể thấy ở bất cứ cây ATM nào trên tòan
quốc: người gửi hay rút tiền vất luôn bill khi giao dịch xong.
Nếu có bất
cứ tranh chấp nào xảy ra, khách sẽ cãi
ngân hàng ra sao khi không mẩu giấy lận lưng làm bằng chứng.
Báo chí, trong
rất nhiều vụ việc liên quan đến ATM luôn nói lấy được, quy lỗi như quân thù quân hằn
với ngân hàng từ mấy kiếp. Beo không hiểu họ giả vờ dốt nát để mị dân, hay nhà
báo thiếu những kiến thức tối thiểu thật. Trong khi, chỉ cần 1 động tác cực nhỏ,
hỏi cực nhỏ, mẩu giấy con con máy nó nhả
ra khi rút tiền, em để đâu là có thể hóa giải tòan bộ vấn đề, ko thấy ai
làm.
Cũng như
mẩu in nghiêng bạn gửi cho Beo trên kia trích từ một bài báo dài, đại ý vừa trực tiếp lên án hệ thống ngân hàng (nếu suy diễn gián tiếp lên án chế độ) khiến dân bổ ngửa khi phát hiện tiền gửi của mình
từ những năm 80, giờ bốc hơi hết.
Một cách
làm báo vô trách nhiệm, cẩu thả. Đưa lên báo nguyên một thông tin từ đầu tới cuối
không có bất cứ một căn cứ nào khả dĩ, để bạn đọc có thể tự kiểm chứng.
Về phía chúng ta, rất nhiều
người có một thói quen cực kì hồn nhiên: không đóai hòai các khỏan
chi tiết trong bảng lương của mình cụ thể là bao nhiêu hàng tháng; Công chức không buồn
để ý hệ số lương đang ở ngạch nào bậc nào; Gửi tiền tiết kiệm, quăng một cục
vào ngân hàng rồi yên tâm đến ngày đến giờ
quay lại lĩnh vốn lĩnh lãi mà
không quan tâm lãi xuất thay đổi hay trượt giá, lạm phát…
Bổ ngửa
hay băm ngang gì. Việc nếu có mất tiền hay thua thiệt, trước tiên lỗi của chính
chúng ta khi không tự bảo vệ tài sản của mình. Mà việc tự bảo vệ ấy đâu có mất
thời gian hay công sức nhiều, chỉ vài click chuột vi tính hay một cú phone.
2. Tặng quà gì từ
Việt Nam cho gia đình Mỹ trong dịp Giáng sinh?
Beo ko nhớ địa chỉ bạn
để hỏi thêm thông tin. Beo đã hỏi được người Mỹ giùm bạn, nhưng Beo nghĩ câu
trả lời sau đây là cực kì chủ quan. Bạn cân nhắc kĩ nếu có ý định vận dụng nhé.
Nam, ngòai 50. Thích rượu trắng VN, có mùi gạo nếp, lọai
giống vodka Nga và đừng ngâm con gì vào trong. Ko cần vỏ chai đẹp. Beo nghĩ là
rượu đế của mình.
Nữ, ngòai 60. Thích tranh thêu Việt thêu cả tên bà vào
tranh. Hoa và phong cảnh đều thích.
Ko thích đồ mỹ nghệ vì
ko phân biệt được với đồ Trung quốc.
Nữ dưới 30. Thích vouchez hay coupon để tự chọn.
Nữ dưới 30. Thích vouchez hay coupon để tự chọn.
TRẦN HÒANG: trước
định hỏi cô nhưng quên mất giờ tiện đây hỏi luôn ở bài Giấc Mơ Mỹ 3 cô cho biết
học sinh Mỹ đọc rất nhiều sách nhưng không phải sách văn học và ngôn tình. Vậy
cô cho cháu biết sách họ đọc là sách gì được không ạ?
Có lẽ cách diễn đạt của Beo đã khiến bạn có chút nhầm lẫn. Ngôn
tình là sách lá cải dạng Cô giáo Thảo của VN. Và câu trả lời của Beo sau đây hết sức phiến diện Trần Hòang nhé.
Các con Beo và bạn của chúng trước tiên đọc sách thuộc về
chuyên ngành chúng đang học trong trường. Cụ thể ví dụ, con gái cô học về truyền
thông, trung bình một tuần nhà trường bắt buộc
phải đọc hết 2 cuốn sách thuộc các lĩnh vực xã hội khác nhau như phụ nữ, nhân
quyền, tôn giáo...Con trai cô rất hay đọc sách về chính trị và kinh tế thế giới.
Con rể rất mê sách về sức mạnh siêu nhiên của tâm linh. Hay như bạn học của con gái Beo, một cô bé Mỹ trắng, đã đọc 24 cuốn về Nam Phi trước khi theo đòan thiện nguyện lên đường qua xứ ấy nhưng, chưa hề đọc bất cứ gì thuộc về Kafka.
Văn học cổ điển, chúng học và đọc từ khi còn học phổ thông.
Sách văn học mới xuất bản, kể cả tác giả nobel, chủ yếu chúng đọc khi giải
trí. Mà cô thấy cũng phải tác giả nổi tiếng lắm chúng nó mới chịu đọc, còn
thích giải trí bằng phim ảnh nhiều hơn.
Chúng chủ yếu đọc sách của thư viện và mua sách điện tử, ít mua sách in thông thường vì nhà hết chỗ
chứa. Các gia đình Mỹ Beo đến cũng vậy, Beo chưa gặp nhà nào không bừa bộn những sách là sách.
Tien Nguyen và Diệp
Phi, câu hỏi của các bạn phải trả lời
riêng thành từng entry vì rất dài, cho Beo nợ lại sau nhé.