Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

NƯỚC MĨ CÓ HÀNG NGÀN ÔNG CHẤN

Ông Chấn ở đây là ông Nguyễn Thanh Chấn, bị tù oan. Vậy luật pháp Mĩ đã có những phương cách gì để giảm thiểu các “ông Chấn”
Có 3 cách để được giải tội trong hệ thống luật hình sự Mĩ: 1. Đưa đơn chống án trước khi bị kết tội, 2. Chống án sau khi bị kết tội, 3. Dẫn độ bị cáo tới trước tòa. 
Qui trình (1) khá đơn giản, nếu bị cáo không hài lòng với bản án của mình ở tòa án quận, bị cáo có thể tiếp tục kháng án dần dần lên tòa phúc thẩm tới tòa án tối cao. Tuy nhiên, sau khi đã kháng án đến tòa tối cao mà vẫn thua thì bản án bắt đầu có hiệu lực chính thức và bị cáo phải bắt đầu thụ án. Chỉ có khỏang 1%-2% bị cáo được giải tội trong qui trình này hàng năm.
Qui trình (2) diễn ra sau khi (1) kết thúc và  tiêu chuẩn kháng án cũng khó hơn rất nhiều. Qui trình (2) đa số được qui định theo từng tiểu bang, nhưng nhìn chung khá giống nhau: trong quá trình thụ án, nếu bị cáo có bằng chứng mới chứng minh công tố viên phạm sai lầm nghiêm trọng hoặc có bằng chứng chứng minh sự vô tội của mình thì có thể đem đến tòa án quận nơi bị cáo bị kết tội để giải trình. Sau đó, tòa có đồng ý nghe lại vụ án hay không phụ thuộc vào 2 tác nhân: mặc ý của thẩm phán- công tố viên và sở cảnh sát đồng ý mở lại vụ án. Qui trình (2) cũng đi theo trình tự của qui trình (1), từ tòa án quận dần dần lên đến tòa án tối cao. Chỉ có khỏang 14% bị cáo được giải tội trong qui trình (2)
Qui trình (2) là qui trình phổ biến nhất để giải tội, tuy nhiên, con số 14% là trước khi công nghệ DNA được luật hóa trong bộ luật hình sự. Sau này, con số được giải tội chỉ còn hơn 3%. Cũng chỉ có chưa tới 200 bị cáo được giải tội nhờ DNA cho tới hết 2014. Hầu hết các vụ này đều rơi vào “cướp hiếp giết” vì chỉ có đa số các vụ này mới có bằng chứng DNA. 
Hầu hết các bị cáo được giải tội đã thụ án trên trung bình là 5-15 năm trước khi được giải tội.
Qui trình (3) habeas corpus (lệnh trích xuất phạm nhân của tòa- chữ của LS Tuấn A.Phùng) là công cụ đầu tiên của ngành luật pháp để giải án cho các “bị cáo” vô tội.  Habeas corpus xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, phổ biến vào thế kỉ 17-18 ở Đế quốc Anh và được ngành luật pháp Mĩ tiếp thu ngay từ thời lập quốc. Qui trình này bắt đầu từ tòa án liên bang, bị cáo nếu có đủ bằng chứng chứng minh vô tội có thể trình bày trước tòa và nếu thuyết phục được thẩm phán liên bang, ông/bà ấy có thể ra lệnh habeas corpus để dẫn độ bị cáo từ nhà tù tiểu bang hoặc nhà tù quân đội tới trước tòa để được giải tội. Trước đây, đa số các vụ habeas corpus nhằm giải oan cho các tù nhân chính trị hoặc các án tử hình. Hiện tại, gần như tất cả các lệnh habeas corpus nhằm vào tù binh chiến tranh bị giữ bất hợp pháp ở Guantanamo hoặc các vụ trục xuất người nhập cư.

Bị cáo sau khi được chứng minh vô tội và giải án, tùy theo từng bang, có thể được bồi thường tiền từ 100usd/ngày bị án oan cho tới tối đa 200.000usd/năm đã ngồi tù. Một số bang tân tiến như Massachusetts, ngòai bồi thường tiền còn có thêm các chế độ trợ cấp hoặc miễn phí đi học hoặc dạy nghề các cấp, nhằm mục đích giúp bị cáo hòa nhập lại với xã hội. 

chưa biên xong