Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

SỰ THẬT ĐẰNG SAU TRUYỆN TẤM CÁM-1

Hơi dài, nhưng đặc biệt giá trị. Của một bạn có nick Yevon
I. Xuất xứ:
1.1. Gốc tích, quê quán:

Tấm không phải là tên thật của nhân vật nữ chính trong truyện. Kỳ thực, tên phổ thông nhất của cô ta là “ Tro Bếp” ( Cinderella theo tiếng Anh) , dịch sang tiếng Việt là “Lọ Lem”. Cái tên này được dùng chung tất cả các nước châu Âu. Tùy nước mà tên gọi có khác nhau đôi chút:
Pháp: Cendrillon
Ý: Cenerentola
Rumani: Cenusotca
Nga: Cernuska hay Doluska
… Tất cả cái tên đều có nghĩa chung là “ Tro Bếp”.
Còn ở các nước ngoài phạm vi châu Âu, cái tên này thay đổi nhiều hơn, không còn phụ thuộc vào ý nghĩa từ “Tro Bếp” nữa :
VN: Tấm- Cám
TQ: Diệp Hạn 
Choang: Ta Gia - Ta Luân 
Tày: Tua Gia - Tua Nhi 
Chăm: Neang Cantoc - Neang SongAngcat/ Mu Gajaung - Mu Haloek
Campuchia: Neang Kantoc - Neang Chong Angkaat 
Myanma: Bé 
Xre: Gơ Liu 
Hre: Ú 
Thái: Ý Ưởi 
Hmong: Gàu Nà 
Các tên khác:
Kajong - Halek
Ko Giong – Hu Lếch.
Lưu ý 1 điều: Bạch Tuyết thuộc 1 motip truyện gần giống chứ không phải là Tro Bếp, đừng hiểu lầm.
1.2. Các phiên bản:
Thật sự là khó có thể thống kê hết đã từng có bao nhiêu phiên bản Tro Bếp trên toàn thế giới, ta chỉ có thể biết rằng mức độ phổ biến của câu chuyện này cực kỳ rộng lớn, từ đất Nga xa xôi đến VN mưa rào, xuyên qua Trung Đông sa mạc, tràn xuống cả Châu Phi nóng nực. Không đâu là không có “Tro Bếp”, hầu như không dân tộc nào là không có ít nhất một phiên bản như thế cho mình. Chỉ riêng Việt Nam thôi người ta đã tìm ra ít nhất 35 phiên bản. Theo một cuốn sách cũ mà tôi quên mất tựa đề, truyện “Tro Bếp” có tổng cộng ít nhất 200 phiên bản trên toàn thế giới ( 200 hay 2000 tui ko còn nhớ rõ, phải chi tôi tìm lại được cuốn ấy, chỉ còn nhớ tác giả hình như là Đinh Gia Khánh.). Đó là chưa tính đến những truyện được phóng tác từ motip này, ví dụ như bộ phim Lọ Lem lừng danh của Want Disney hay câu chuyện Tro Bếp của Andescen viết lại.
1.3. Tro Bếp tồn tại từ bao giờ:
Không bao giờ có thể biết. Nhưng nếu xét trên bình diện chung của truyện cổ, vốn là những truyện xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 sau công nguyên, khi những thể loại như sử thi, thần thoại, anh hùng ca đã chìm vào dĩ vãng thì ta tạm chấp nhận Tro Bếp là một idol xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Bản Diệp Hạn của Trung Quốc cũng ghi nhận sự xuất hiện sớm nhất của nó là thế kỷ thứ 9, vậy là suy luận của chúng ta tạm xem là trùng khớp.
II. Những chi tiết chung trong motip truyện:
2.1. Con cá hay người mẹ?

Quý vị chắc chẳng quên được chi tiết con cá bị mần thịt nhỉ? Phiên bản Tro Bếp của ta xem con cá là hình ảnh người mẹ của Tấm. Kỳ thực, hầu hết những phiên bản motip ở riêng khu vực Đông Á mà theo hướng “ Tấm – Cám không phải là chị em ruột” thì hầu như đều viết 1 chi tiết rất quan trọng rằng: “ cái con/ thứ đó là mẹ Tro Bếp đầu thai.”. Hãy điểm sơ sơ lại list truyện Tro Bếp:
TQ: Diệp Hạn ( mẹ Diệp Hạn hóa thành cá vân mắt đỏ, bị ăn…)
Choang: Ta Gia - Ta Luân ( mẹ Ta Gia thành chim khách/ chim quạ, bị ăn thịt…)
Tày: Tua Gia - Tua Nhi ( Mẹ Tua Gia thành bò, bị ăn thịt)
Myanma: Bé ( mẹ Bé thành rùa, bị ăn thịt)
Hre: Ú ( Mẹ được vua Thủy Tề cứu hóa thành người cá)
Hmong: Gàu Nà ( mẹ Gàu Nà thành bò/ chim, bị ăn thịt.)
Thái: Ý Ưởi ( mẹ chết biến thành con cá vàng nhỏ.)
Như vậy, ta thấy rằng rất nhiều phiên bản Tấm Cám đã mô tả việc mẹ con Cám ăn thịt mẹ Tấm dưới 1 hình thức ước lệ ( mẹ Tấm đang trong lốt cái gì đó). Cái “con cá” ấy, hầu như luôn thể hiện ám chỉ “ là 1 hóa thân của 1 người thân Tấm.” chứ không đơn thuần là con vật dùng để luyện lấy Ultima weapon ( ý tôi nói là vụ chôn xương để lấy áo quần đẹp á.). Thậm chí 1 vài dị bản, Mẹ Tấm đóng thay luôn cả vai trò của ông tiên giúp Tấm cưới vua ( cái này khá ít, chỉ có thể xem là trường hợp cá biệt). Cái ý nghĩa này thường xuất hiện khi “ Tấm – Cám không phải là chị em ruột” ( bởi nếu là chị em ruột, tức mẹ Tấm còn sống, thì con cá ấy là hiện thân của kí rì đây?)
Ý nghĩa “ cái con bị ăn thịt ấy là mẹ/ cha của tôi đầu thai” theo khảo sát cho đến thời điểm hiện tại, chỉ thấy xuất hiện ở khu vực Đông Á mà thôi. Những nơi khác nó đơn giản chỉ là vật dùng để chôn xương lấy áo, với xuất xứ có khi chỉ là rất bá vơ như “ Tro Bếp đang ngồi khóc thì con cá ở đâu bơi lại”, hoặc trọng đại hơn 1 chút là “ thần hiện ra tặng cho con cá.”
2.2. Sự giúp đỡ từ thế lực siêu nhiên:
Cái này chắc tôi ko phải nói nhiều. Đơn giản là trừ vài cá biệt, mẹ/cha đã chết của Tấm ở các bản Đông Á sẽ vừa đóng vai trò “ cái con bị ăn thịt” vừa đóng luôn vai trò ông tiên, thì hầu hết các phiên bản đều giao nhiệm vụ giúp đỡ này cho 1 thế lực bất bình thường VD như Bụt ( Việt Nam), hay đạo sĩ, thần thánh, bà tiên,…
2.3. Chiếc giày hay bàn chân?
Tấm ở VN được hoàng tử/vua phát hiện qua chiếc hài thêu. Tro Bếp ở châu Âu được phát hiện qua chiếc giày pha lê/ thủy tinh. 1 số nước khác, Tro Bếp được phát hiện qua những món còn … trần tục hơn VD như …guốc gỗ. Sự phổ biến của phiên bản “ nhận biết qua thứ người ta mang dưới chân” khiến không ít người nhầm lẫn đôi giày làm thứ giúp nhà vua phát hiện ra và công nhận Tro Bếp.
Kỳ thực, nếu ta để ý, nguyên nhân Tro Bếp được phát hiện là do “ chiếc giày quá nhỏ, nhỏ đến nỗi những cô gái có đôi chân nhỏ nhất cũng vẫn còn lớn hơn đôi giày kỳ lạ đến hai lần.”. Sau này, người ta phát hiện ra một số phiên bản khẳng định điều này. VD như bản Campuchia hay một số bản khác tại những xứ không quen đi giày dép, Neang Cantoc ( Tro Bếp) được nhận ra nhờ vua trông thấy đôi bàn chân nhỏ nhắn chẳng lầm vào đâu được.
Như vậy, thứ giúp Tro Bếp được nhận ra và trở thành hoàng hậu là … đôi bàn chân nhỏ chứ không phải chiếc giày nhỏ. Sự ngộ nhận này đã tồn tại trong rất nhiều thế hệ.
2.4. Tái sinh liên tục:
Đặc điểm riêng của các bản Tro Bếp vùng Đông Á là câu chuyện chưa kết thúc sau khi Tấm thử giày mà sẽ kéo dài quan 1 lần hoạn nạn nữa với sự kiện tái sinh liên tục. Tấm sau khi chết sẽ liên tục biến thành đủ thứ cây cỏ , con vật cho đến khi nhà vua nhận ra. Lần này dĩ nhiên là dông dài và phức tạp hơn vụ thử giày hồ nửa đầu truyện.
Thống kê 1 số quá trình biến hóa của vài phiên bản tiêu biểu:
Bản Chăm của Landes: rùa – măng – chim – cây thị
Bản Chăm của Leclere: rùa – chim – măng – cây pen
Bản Việt của Vũ Ngọc Phan: chim – cây xoan – khung cửi – cây thị
Bản Việt của Landes: Chim – măng – cây thị
Bản Tày: Chim – tre – 2 quả trứng
Bản Xơ Rê: trúc – chim – cây thị
Bản Hơ Rê: chim – cà – cam
Bản Khmer: chuối – tre
Bản Myanma: Bồ câu – đu đủ
Bản Lào: quả tum
Bản Thái Lan: chim
Ta lưu ý 1 điều: hầu hết các phiên bản thì Tro Bếp có sự trùng hợp là bị biến thành chim và bị ăn thịt.
2.5. Ending của Cám:
Trừ vài bản phóng tác của Andescen hay người khác, hầu hết đều ghi nhận kết cục ko tốt đẹp gì cho Cám ( 100% là bị giết theo nhiều cách khác nhau.). cái này sẽ được đề cập ở mục III.