Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG ??? (tiếp)


  














4. Ở bất cứ đâu, con ngườiđều mắc nợ áo cơm hàng ngày. Trong cuộc mưu sinh ấy, nơi nào cũng cạnh tranh-ganh  đua-đấu đá, y như nhau không khác mảy may nào. Nhưng…

Nước Mỹ khác chúng ta. Người Mỹ cạnh tranh-ganh đua-đấu đá khốc liệt hơn ta bội phần. Càng  kiếm được nhiều tiền càng lao động nặng hơn. Chúng ta, ngược lại. Chúng ta  kiếm nhiều tiền để được nhàn hạ, thảnh thơi. Thậm chí, chúng ta nhìn việc nhiều tiền vẫn vất vả là sự bất hạnh đầy đáng thương.
Bác tuyệt đối không đánh giá đúng-sai, tốt-xấu trong hai quan niệm sống kia, vì nó thuộc về văn hóa  mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Tốt chỗ này nhưng xấu  ở chỗ khác, và ngược lại. Bác tôn trọng tất cả.
Mùa này lạnh quá nên vắng, những mùa ấm hơn, có thể dễ dàng  bắt gặp những  tốp học trò nhỏ xíu  xiu cấp một, đứng bán kẹo, bánh, hoa…ở những nơi đông người qua lại, với thầy cô giáo  nhăm nhăm  sổ bút, ghi chép chấm điểm bên cạnh. Bác đã hỏi một cô giáo “thang điểm” kia và được biết, quý nhất là bé chăm chỉ.
Trả lời của cô  làm bác  hơi bất ngờ. Vì bác mặc định câu trả lời sẽ là, điểm cao cho bé  thông minh khéo miệng ( thế sẽ bán được nhiều hàng nhất).
Cậu bé đẹp như thiên thần trong hình, nó đang “lao động” ở ngã tư đường, kiếm tiền tự mua quà Noel cho em trai nó. Nó 9 tuổi, cháu ạ.
Nhà nước cũng “thò” một tay vào quản lý chi tiêu của các bé bằng cách, tất cả tiền kiếm được (có hợp đồng) bắt buộc phải chuyển vào một tài khỏan có sự giám sát của phụ huynh. Cho đến ngày chẵn 18 tuổi, tài khỏan ấy tự động cắt sự giám sát kia mà không cần bất cứ thao tác hành chính nào tại ngân hàng. Không có hợp đồng, như thiên thần kia, thì được tiêu tùy ý. Bác bỏ vào hộp tiền của cậu bé 1 đô, vừa nghe, vừa ngắm cậu chơi hết bản nhạc Giáng sinh.
Bác suy đóan rằng, người Mỹ  được rèn luyện yêu lao động, tự lập từ bé thế, nên khi về già hay khi có cực nhiều tiền, họ vẫn lao động miệt mài, theo quán tính.

(còn tiếp)