5. Câu hỏi có mấy dòng của cháu, đã có tới 4 từ chán lắm. Bác…chán thật.
Bác quen biết
một lọat người trẻ, là bạn bè của các con bác. Đủ cả. Có bạn là chủ
doanh nghiệp, ca sĩ Opera, đi giao bánh Pizza, có bạn chọn “bồi bàn” làm nghề
chính thức và không có ý định học cao thêm để “đổi đời”. Bác chưa nghe một lần
nào ai đó than “chán”. Ngày làm quần quật,
tối cuối tuần đi chơi đến nửa đêm về sáng, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, cũng
hào hứng khỏe khoắn.Đây là khác biệt lớn nhất ở những người cùng tầm tuổi, giữa Việt nam mình và Mỹ.
Trừ những vùng đông người Việt, thành phố Mỹ ít nhà hàng ăn (là bác so với Việt nam mình). Quan sát họ vui vẻ, bình thản xếp hàng chờ có chỗ hay cách họ ăn uống, là người làm nhà hàng, bác thực sự vui sướng. Không chỉ thấy họ ăn ngon miệng, mà thấy cả sự trân trọng với sức lao động của người khác mang lại cho họ, trong sự ngon miệng đó.
Nếu có “buồn than”, thì thế này: Bác gửi đồ ăn Việt cho. Bạn ấy báo, rất ngon nhưng hơi ít, không đủ phần cho chó của bạn ấy. Thế mới …chán chứ!
(Bạn ăn hết phần của chó đeo kính. Lấy một người gốc Trung quốc, đến nhà nhờ bác dạy cho cách ngồi xổm, để chuẩn bị về thăm quê chồng. Có việc làm và khỏan thừa kế rất ổn, nhưng vẫn đang kiếm thêm job thứ hai).
6. Bác đã kể cho cháu nghe những câu chuyện diễn ra thường ngày nơi đây. Một bác gái mù, mò mẫm tìm hốt phân chó để không làm bẩn nơi cộng cộng. Một anh cảnh sát, không phải lúc đang làm công vụ (vì chạy xe không hụ còi), thấy cành cây gãy có khả năng gây nguy hiểm, đã dừng lại “vật lộn” với cành cây ấy. Khi “thua cuộc”, anh đứng làm hiệu sống cho xe qua lại trong lúc chờ “cứu viện”. Hàng chục bạn trẻ, lấy công việc làm niềm vui và hãnh diện không chút ý niệm về sự sang-hèn, chính xác nghĩa đen trong câu khẩu hiệu cửa miệng của người Việt mình: lao động là vinh quang.
Chẳng có gì lớn lao, đặc biệt, đúng không cháu?
Hàm ơn tất cả, có trách nhiệm với gia đình, trân trọng cộng đồng. Cuộc sống giản dị vậy thôi.
Qua đây hay ở nhà, cháu cố gắng tìm cho mình những niềm vui, như họ nhé.