1.
Tập tài liệu lấy ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo sửa đổi hiến pháp ( viết tắt Dự
thảo) gửi đến từng hộ gia đình, được làm khá cẩn thận và chu đáo.
Một thư mời của UBND phường với những chỉ dẫn rõ ràng,
lời lẽ khiêm cung Đề nghị ông (bà) quan
tâm hỗ trợ 4 điều: Dành thời gian đọc, nghiên cứu nội dung dự thảo; Góp ý
cho từng chương, điều; Ko có ý kiến thì ghi không có ý kiến;Tổ dân phố sẽ thu lại
vào ngày...
Một phiếu lấy ý kiến với 2 nội dung: Đồng ý toàn văn
và có đề nghị sử đổi bổ sung. Phiếu ghi đầy đủ tên, địa chỉ người góp ý, tức không để khuyết danh.
Một báo cáo thuyết minh về Dự thảo và cuối cùng là tập
tài liệu, so sánh chi tiết hiến pháp 92 và Dự thảo. Cách trình bày của bản so
sánh này khá dễ theo dõi, không cần biết sâu về nhóm từ chuyên biệt hay học vấn
cao, cũng có thể hiểu được.
Kẹp chung tập tài liệu là thư ngỏ ngắn của Ban chỉ
đạo lấy ý kiến nhân dân. Cũng với lời lẽ khiêm cung như thư mời của Phường,
không có bất cứ câu chữ nào bày tỏ sự áp đặt hay bắt buộc.
2. Văn bản HP chính thức ban hành chắc
chắn trăm phần trăm sẽ không thay đổi gì so với bản dự thảo, trừ dăm ba câu chữ
thì là mà vì vớ vẩn và, trừ cuộc thương
thảo quyền lực, đương nhiên chả dính dáng gì đến nhân giân, sắp tới đây. (nội dung được lặp lại 2 lần trên blog này).
Cuộc
thương thảo quyền lực, diễn nghĩa ra, nó liên quan đến hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước, có chập thành một hay vẫn giữ nguyên như hiện
nay.
Bài toán chính xác của cuộc trưng cầu sẽ là: Tổng số hộ gia
đình toàn quốc – (72 rân trủ+dăm vài chục em ăn theo ảo danh) = số ý kiến ủng hộ
Dự thảo.
3.
72 rân trủ, nhân đủ các loại danh, viết một bản kiến nghị sửa đổi HP mà nội
dung, chỉ với chưa đầy 2 trang A 4, một RÂN
TRỦ KHÁC đã đập cho tan nát về vốn kiến
thức nông cạn.
Và, trò bẩn cũ rích lại giở ra: chữ kí ủng hộ giả. Ngôn ngữ thời thượng nói: lập quần chúng đểu.
Một tốp khác, ít chiêng mõ hơn, ôn hòa hơn nên khi có sự ít được biết đến hơn: Hội đồng giám mục Việt. Bức thư
góp ý Dự thảo mang danh HĐGM, thế nhưng
cả ba vị phụ trách chăn dắt chuyện giáo luật của HĐ, chỉ biết đến bức thư ấy
khi ...báo chí loan tin.
4.
Với những bằng chứng ở 1, nếu cho rằng cuộc trưng cầu dân ý này phi dân chủ, áp
đặt thì đến trẻ con cấp 3 nó cũng không buồn chấp mà phản bác và, nếu đảng nó có vả cho gãy răng cũng ko oan.
Ấy nhưng, nếu dân thật sự làm chủ vận mạng mình, được
tự do phát biểu chính kiến của mình, tại sao Beo lại dám khẳng định kết quả trước
(rất xa) như đinh đóng cột thế, ở 2.
Có gì phi logic ở đây?
Ngay khi chấm dứt cuộc trưng cầu, Beo sẽ trả lời câu
hỏi này.