Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI CÁ THÁNG TƯ–HẾT



BÀI CỦA ĐINH HẢI BẰNG TRÊN SOI 
TỪ CHÂM BIẾM THÀNH CA NGỢI
Khuyến mãi:
Đoạn về Lê Hồng Thủy Tiên bên trên bị xuyên tạc đã kinh, nhưng vẫn chưa kinh bằng đoạn về Alan Dương. Báo người ta “tố” thế này (điêu hay không điêu chưa biết nhé):

Khi Dương 10 tuổi, căn nhà thời thuọc địa được cơi nới của gia đình cô ở Hà Nội bị nhà nước tịch thu. “Họ cáo buộc chúng tôi là tư sản bởi vì chúng tôi có căn nhà to. Chúng tôi bị đuổi ra đường.” Bốn năm sau đó, vào năm 1988, cuộc sống khó khăn đến nỗi Dương và bố cô, một cựu chiến binh quân đội nhân dân Việt Nam, gia nhập đoàn thuyền nhân vượt biên tìm cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài. Chúng tôi trả một khoản tiền lớn để được lên một chiếc thuyền cá vượt biên qua Hong Kong. Thuyền có thể chứa được 20 người nhưng có tới 72 người lên thuyền. Chúng tôi không biết liệu có thể sống sót.” Bão và cướp biển là những mối đe dọa lớn, chiếc thuyền khởi hành cùng thuyền của họ đã đắm, Dương kể. Mẹ cô, ở lại để bảo vệ chút tài sản nhỏ nhoi mà họ còn lại ở Việt Nam, hầu như không ngủ trong suốt 17 ngày hai cha con trên biển cho đến khi nhận được tin hai cha con đã an toàn.
Dù vậy, họ đến Hong Kong quá muộn. Các chương trình tái định cư chính thức cho thuyền nhân Việt Nam đã chấm dứt. Hai cha con Dương trải qua năm năm sống trong trại tị nạn với kẽm gai bao quanh. “Như là ở tù,” cô kể. “Không có chút không gian riêng nào, và vào giờ đi tắm chúng tôi bị dội nước tẩm thuốc diệt trùng như lũ lợn.” Không chứng minh được mình là dân tị nạn chính trị, cuối cùng họ trở lại Việt Nam khi cô 19 tuổi.
(The Guardian)
Tien Phong Online “hồng phấn lược dịch” thành thế này:
Thuộc thế hệ 7X, Alan Dương cũng đã trải qua những ngày khói đạn của chiến tranh Việt Nam. Cha cô cũng từng tham gia vào Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bản thân cô cũng hiểu nỗi thống khổ của người dân Việt sống trong cảnh mưa bom đạn, cái chết rập rình.
Tuy nhiên, năm 14 tuổi, Alan Dương may mắn được ra nước ngoài học và trở về nước ở tuổi đôi mươi với khả năng tiếng anh nổi trội. Alan Dương đã làm việc cho một công ty động sản tại Hà Nội với công việc chính là tư vấn nhà ở cho khách hàng người nước ngoài.
(Tiền Phong)
Tiếng Anh của người dịch này phải là bằng C La Mã, và hẳn là đang theo học khóa thiết kế căn bản, đến bài “đổ màu tùy nghi”!