Copy từ facebook của
Nhân Tuấn Trương
Giả sử Hoa Kỳ và Pháp
có đưa ra bằng chứng đầy đủ chứng minh Damas sử dụng vũ khí hóa học, vấn đề «
trừng phạt » nước này vẫn tùy thuộc chiều yếu tố :
1/ Về Luật quốc tế « Jus ad bellum – quyền gây chiến tranh ». Trên lý thuyết, Hoa Kỳ và Pháp (cùng các nước khác như khối Ả Rập) có không “quyền” gây chiến tranh với Syrie, ngoại trừ 2 trường hợp : trường hợp « tự vệ », chiếu theo nội dung điều 2 phần 4 Hiến chương LHQ và trường hợp được hội đồng bảo an LHQ bật “đèn xanh”, theo nội dung chương VII của Hiến chương này. Thủ tục « bật đèn xanh » bị cản trở do veto của Nga và TQ. Hoa Kỳ và các nước liên quan khó vịn vào lý do « tự vệ », cho rằng an ninh quốc gia bị đe dọa vì việc sử dụng bừa bãi hơi độc. Mà việc sử dụng khí độc, được qui định theo công ước Genève 1929, trên thực tế không nước nào tôn trọng. Tuy vậy Hoa Kỳ và các nước liên hệ có thể vịn « quyền can thiệp vì nhân đạo » hay « quyền can thiệp vì đối tượng phạm tội diệt chủng ». Quyền can thiệp này chỉ mới xuất hiện vài thập niên sau Thế chiến II, được các học giả bàn cãi, và đề nghị như là một bộ luật bắt buộc : “jus in bello – luật pháp trong chiến tranh”. Việc sử dụng khí độc đã được chứng minh, nhưng khó khăn là phải xác định được phe nào sử dụng mà việc này không dễ.
2/ Quyền lợi chiến lược. Tác nhân chính Hoa Kỳ, rõ ràng nước này không có lợi ích chiến lược (khi đánh Syrie), nếu so sánh với Irak, Afghanistan hay Kuweit. Tâm điểm chiến lược của HK trong khu vực này là Do Thái. Trong khi Syrie truyền thống thuộc ảnh hưởng của Nga (trước đây là Liên Xô), nước này có căn cứ hải quân đóng ở đây. Việc chiến tranh, cho dầu chỉ hạn chế bằng việc ném bom mà không đổ quân, cũng có thể gây đụng chạm đến quân lực Nga. Việc này nếu xảy ra, phản ứng của Nga sẽ không như TQ trong vụ ném bom lầm tòa đại sứ TQ ở Serbie (vụ can thiệp của OTAN tại Kossovo). Mặt khác, Damas có thể mở rộng chiến tranh qua Thổ Nhĩ Kỳ hay Do Thái, các đồng minh của HK, việc này có thể lôi kéo Iran và các nước Ả Rập vào vòng chiến. Cuộc chiến do đó sẽ không kiểm soát được.
3/ Qua kinh nghiệm các nước Bắc Phi (Tunisie, Libye và Ai Cập…), sự can thiệp của HK, Anh và Pháp tại Libye rốt cục không đem lại nền dân chủ thực sự và ổn định cho nước này. Xã hội các nước hồi giáo Ả Rập không tương đồng với các nước cộng sản Đông Âu. Rốt cục các cuộc bầu cử tự do được tổ chức, thay vì xây dựng đất nước ổn định như các nước Đông âu, phe Hồi giáo cực đoan chiếm được chính quyền. Kinh Coran được đưa vào « hiến pháp », luật lệ từ thời trung cổ được áp dụng lại. Việc này làm đảo lộn văn hóa và trật tự cũ, đem lại bất ổn cho người dân và làm đất nước suy thoái. Cuộc « nội chiến » tại Syrie mang nhiều hơi hướm của một cuộc chiến tranh « tôn giáo » giữa các phe pháp Hồi giáo, do đó dư luật trong nước Mỹ phần lớn là chống.
4/ Vấn đề danh dự : TT Obama đã tự trói mình khi tuyên bố : sử dụng vũ khí hóa học là vượt qua « lằn mức đỏ ». Mức đỏ đã vượt. Rốt cục đánh không xong, lý do nào đánh ? HK có quyền lợi gì mà đánh ? trong khi nguy cơ cuộc chiến có thể lan tràn. Mà không đánh cũng không được, danh dự nước Mỹ để đâu ? Rốt cục Obama thoái lui chiến thuật chờ thảo luận ở Quốc hội.
1/ Về Luật quốc tế « Jus ad bellum – quyền gây chiến tranh ». Trên lý thuyết, Hoa Kỳ và Pháp (cùng các nước khác như khối Ả Rập) có không “quyền” gây chiến tranh với Syrie, ngoại trừ 2 trường hợp : trường hợp « tự vệ », chiếu theo nội dung điều 2 phần 4 Hiến chương LHQ và trường hợp được hội đồng bảo an LHQ bật “đèn xanh”, theo nội dung chương VII của Hiến chương này. Thủ tục « bật đèn xanh » bị cản trở do veto của Nga và TQ. Hoa Kỳ và các nước liên quan khó vịn vào lý do « tự vệ », cho rằng an ninh quốc gia bị đe dọa vì việc sử dụng bừa bãi hơi độc. Mà việc sử dụng khí độc, được qui định theo công ước Genève 1929, trên thực tế không nước nào tôn trọng. Tuy vậy Hoa Kỳ và các nước liên hệ có thể vịn « quyền can thiệp vì nhân đạo » hay « quyền can thiệp vì đối tượng phạm tội diệt chủng ». Quyền can thiệp này chỉ mới xuất hiện vài thập niên sau Thế chiến II, được các học giả bàn cãi, và đề nghị như là một bộ luật bắt buộc : “jus in bello – luật pháp trong chiến tranh”. Việc sử dụng khí độc đã được chứng minh, nhưng khó khăn là phải xác định được phe nào sử dụng mà việc này không dễ.
2/ Quyền lợi chiến lược. Tác nhân chính Hoa Kỳ, rõ ràng nước này không có lợi ích chiến lược (khi đánh Syrie), nếu so sánh với Irak, Afghanistan hay Kuweit. Tâm điểm chiến lược của HK trong khu vực này là Do Thái. Trong khi Syrie truyền thống thuộc ảnh hưởng của Nga (trước đây là Liên Xô), nước này có căn cứ hải quân đóng ở đây. Việc chiến tranh, cho dầu chỉ hạn chế bằng việc ném bom mà không đổ quân, cũng có thể gây đụng chạm đến quân lực Nga. Việc này nếu xảy ra, phản ứng của Nga sẽ không như TQ trong vụ ném bom lầm tòa đại sứ TQ ở Serbie (vụ can thiệp của OTAN tại Kossovo). Mặt khác, Damas có thể mở rộng chiến tranh qua Thổ Nhĩ Kỳ hay Do Thái, các đồng minh của HK, việc này có thể lôi kéo Iran và các nước Ả Rập vào vòng chiến. Cuộc chiến do đó sẽ không kiểm soát được.
3/ Qua kinh nghiệm các nước Bắc Phi (Tunisie, Libye và Ai Cập…), sự can thiệp của HK, Anh và Pháp tại Libye rốt cục không đem lại nền dân chủ thực sự và ổn định cho nước này. Xã hội các nước hồi giáo Ả Rập không tương đồng với các nước cộng sản Đông Âu. Rốt cục các cuộc bầu cử tự do được tổ chức, thay vì xây dựng đất nước ổn định như các nước Đông âu, phe Hồi giáo cực đoan chiếm được chính quyền. Kinh Coran được đưa vào « hiến pháp », luật lệ từ thời trung cổ được áp dụng lại. Việc này làm đảo lộn văn hóa và trật tự cũ, đem lại bất ổn cho người dân và làm đất nước suy thoái. Cuộc « nội chiến » tại Syrie mang nhiều hơi hướm của một cuộc chiến tranh « tôn giáo » giữa các phe pháp Hồi giáo, do đó dư luật trong nước Mỹ phần lớn là chống.
4/ Vấn đề danh dự : TT Obama đã tự trói mình khi tuyên bố : sử dụng vũ khí hóa học là vượt qua « lằn mức đỏ ». Mức đỏ đã vượt. Rốt cục đánh không xong, lý do nào đánh ? HK có quyền lợi gì mà đánh ? trong khi nguy cơ cuộc chiến có thể lan tràn. Mà không đánh cũng không được, danh dự nước Mỹ để đâu ? Rốt cục Obama thoái lui chiến thuật chờ thảo luận ở Quốc hội.