Em muốn hỏi một câu: dân mình đã sẵn sàng cho một cuộc chiến
với TQ chưa chị? . Cảm ơn Hào Vũ. Đây là câu hỏi Beo thích được trả lời
nhất và dành nguyên entry này để trả lời bạn.
***
Để sẵn
sàng cho một cuộc chiến, trước hết phải hình dung THẾ TRẬN ấy sẽ ra sao.
Phân tích
chiến tranh có 3 yếu tố cơ bản: tài lực, hỏa lực và thế lực. Quan trọng nhất là
thế lực vì nó quyết định bao nhiêu hỏa lực cần thiết, rồi mới tới tài lực.
Về tài lực,
Trung Quốc dư tiền để kéo dài cuộc chiến tới khi VN cạn kiệt hoàn toàn. Về hỏa
lực (tức quân lực- chữ của Beo) không cần so sánh bạn cũng thấy rất rõ hiện chúng
ta sau Trung quốc bao nhiêu bậc. Thậm chí cả ý chí tinh thần, chúng ta hun đúc
nhiệt huyết bảo vệ đất nước bao nhiêu, thì Trung quốc cũng thừa khả năng hun
đúc gấp bội ta.
Về thế
lực, tức là vị thế trên thế giới, Beo nhắc lại một câu viết trong entry mới
đây: Trước đây, khi các chế độ xã hội đang hoàn
thiện, các nước liên minh với nhau để bảo vệ lý tưởng chính trị của mình. Còn
thời điểm lịch sử này, đánh nhau chỉ với lý do duy nhất làm giàu mà thôi.
Chính
trị thế giới, ai chẳng là bạn của nhau. Quan trọng khi có biến, ai chung thuyền
với ai. Từ EU già nua đến rồng phượng
châu Á, đương nhiên sẽ đứng thuyền nào có lợi kinh tế cho họ.
***
Trên cơ sở
so sánh như thế, nếu cuộc chiến diễn ra, những điều sau sẽ xảy đến:
- Cục diện
chiến tranh sẽ không do Việt nam quyết định.
Giống như
cuộc chiến 1979, chúng ta không thắng, mà TQ có thấy đáng để tiếp tục hay không.
- Việc bảo
vệ chủ quyền giữa 2 quốc gia lân bang ranh giới đúng- sai, đen- trắng không rõ
ràng như các cuộc chiến chống xâm lược. Chúng ta không thể mang chính nghĩa của
chúng ta ra thuyết phục thế giới. Bằng chứng cho tới giờ này, chưa có bất cứ
nước nào thừa nhận những phần TQ xâm chiếm trên quần đảo HS-TS là của VN. Họ
chỉ ủng hộ TINH THẦN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HÒA BÌNH của chúng ta. Mỹ,
Nhật đều chung quan điểm và hành xử theo xu hướng ấy.
Điều này
đồng nghĩa: chúng ta sẽ đơn thương độc mã nếu dùng đến biện pháp quân sự.
- TQ ko để
tình trạng chiến tranh kéo dài. Lịch sử các cuộc chiến lớn, càng kéo dài thì tỉ
lệ thắng cho kẻ yếu càng cao bởi, thế lực sẽ giảm theo thời gian.
- Lấy một
giả dụ (giả-dụ-không-bao-giờ-có) Mỹ-Nhật-Nga nhảy vào đồng minh với chúng ta
trong cuộc chiến. Chúng ta sẽ chiến thắng vẻ vang, toàn dân hân hoan xuống
đường hoan hô Phùng tướng quân bỏng tay...
Nhưng sau
đó chúng ta trả nợ gì cho Mỹ-Nhật-Nga, nếu không phải lại chính là... biển đông.
Biển Đông khi ấy, cũng có là của chúng ta?
Biển Đông khi ấy, cũng có là của chúng ta?
(Có khác
chăng là tỷ lệ ăn chia 49/51 thay vì 51/49 như với Tàu).
***
***
Chúng ta luôn nhắc lại quãng quá khứ oanh liệt chiến thắng giặc Tàu bằng những áng thơ
văn hào sảng còn lưu truyền, như một cách hun đúc ý chí cho ngày hôm nay. Nhưng
lại thường xuyên quên kể phần triều cống
của ông bà ta, ngay sau những trận đánh sạch
sanh kình ngạc đó.
Ở
bầu thì tròn ở ống thì dài, Tránh voi chẳng xấu mặt nào...không
chỉ là những lời răn đơn giản, nó còn là triết lý nhân sinh để gìn giữ hòa
bình.
Gìn giữ những tráng đinh khỏe mạnh đẹp đẽ, cho những
người mẹ người vợ của họ, thay vì những tấm bằng TỔ QUỐC GHI CÔNG.