Thấy nhiều các anh chị
em trong friendlist của Br dẫn link loạt bài viết của báo Đất Việt về vụ lò đốt
rác làm "nhà máy điện" của ông Kiên ở Thái Bình. Mặc dù rất trân
trọng những "nhà khoa học nông dân" nhưng có mấy ý này mọi người cần
phải biết để tránh nhầm lẫn:
1. Công nghệ đốt rác thải để sản xuất điện không có gì là mới mẻ cả. Về bản chất là biến nhiệt năng của quá trình đốt rác thành điện năng. Trên thế giới đã áp dụng công nghệ này hàng chục năm rồi.
2. Việc ông Kiên thông tin rằng, nhiệt độ của lò đốt rác luôn được đảm bảo ổn định ở mức 1.600 - 2.000 độ C là điều không tưởng đối với việc đốt rác có độ ẩm cao (không trộn nhiên liệu khác). Nếu công nghệ của ông Kiên làm được điều này thì có lẽ đây là một phát minh khoa học đáng chú ý nhất của thế giới tại thời điểm này, và có thể nhận được giải Nô-bel về vật lý.
3. Rất nhiều "nhà khoa học không chuyên" đưa ra các công nghệ như xử lý ô nhiễm sông hồ, xử lý ô nhiễm mùi,... trong thời gian qua đều không có khả năng áp dụng vào thực tế. Ngay việc ông Kiên nói ông chỉ sử dụng 5-10% số than của các nhà máy nhiệt điện hiện nay mà vẫn đảm bảo được nhiệt năng cần thiết là điều không tưởng.
4. Các phóng viên, nhà báo khi viết chuyên sâu về khoa học thì cần tìm hiểu rõ, kẻo không lại giống vụ việc ông tiến sỹ Việt kiều chạy máy nổ bằng nước làm rùm beng dư luận 2 năm trước. Cải tiến kỹ thuật thì rất đơn giản, và nhiều "nhà khoa học nông dân" đã làm được. Nhưng phát minh công nghệ không dành cho sự sáng tạo của "khéo tay, đam mê và nhanh trí" như kiểu An-nam.
1. Công nghệ đốt rác thải để sản xuất điện không có gì là mới mẻ cả. Về bản chất là biến nhiệt năng của quá trình đốt rác thành điện năng. Trên thế giới đã áp dụng công nghệ này hàng chục năm rồi.
2. Việc ông Kiên thông tin rằng, nhiệt độ của lò đốt rác luôn được đảm bảo ổn định ở mức 1.600 - 2.000 độ C là điều không tưởng đối với việc đốt rác có độ ẩm cao (không trộn nhiên liệu khác). Nếu công nghệ của ông Kiên làm được điều này thì có lẽ đây là một phát minh khoa học đáng chú ý nhất của thế giới tại thời điểm này, và có thể nhận được giải Nô-bel về vật lý.
3. Rất nhiều "nhà khoa học không chuyên" đưa ra các công nghệ như xử lý ô nhiễm sông hồ, xử lý ô nhiễm mùi,... trong thời gian qua đều không có khả năng áp dụng vào thực tế. Ngay việc ông Kiên nói ông chỉ sử dụng 5-10% số than của các nhà máy nhiệt điện hiện nay mà vẫn đảm bảo được nhiệt năng cần thiết là điều không tưởng.
4. Các phóng viên, nhà báo khi viết chuyên sâu về khoa học thì cần tìm hiểu rõ, kẻo không lại giống vụ việc ông tiến sỹ Việt kiều chạy máy nổ bằng nước làm rùm beng dư luận 2 năm trước. Cải tiến kỹ thuật thì rất đơn giản, và nhiều "nhà khoa học nông dân" đã làm được. Nhưng phát minh công nghệ không dành cho sự sáng tạo của "khéo tay, đam mê và nhanh trí" như kiểu An-nam.
copy của Baron Trịnh