Giai
Xinh: Chính trị, hình thức này hay hình thức khác, luật pháp thừa nhận hay đút lót lén lút, nói cho cùng
thì ở đâu mà chẳng dùng tiền để mua chức mua quyền hả mẹ.
Beo:
Khác rất xa con ạ. Khi xã hội văn minh đến độ luật pháp thừa nhận việc anh phải dùng tiền để thuyết phục mọi người, anh có khả năng lãnh đạo họ, thì chính trị
đã tiến đến bước, trở thành thứ giải-trí-cao-cấp.
Tiên
quyết, cá nhân đó (hay rộng hơn là một đảng phái đó ) phải có
hoài bão, ước vọng lớn là thay đổi, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn hiện tại. Và họ dùng tiền (của họ) như một phương tiện để trình bày năng lực thật
của mình trước cộng đồng, thuyết phục cộng đồng đồng ý cho họ biến hoài bão
ước mơ thành hiện thực.
Chính trị xã hội mình đang ở cấp rất
thấp: chức quyền như món hàng kinh doanh. Họ bỏ tiền mua quyền lực thì tiên quyết sau khi có
chức tước, họ
phải tính chuyện thu về lợi nhuận. Vậy nên, xã hội phát triển theo quán tính tự phát là chủ yếu thay vì có một cái đầu thông tuệ (và cả lãng mãn nữa) dẫn dắt.
Bằng chứng cho nhận định xã hội phát triển theo quán tính tự phát là các quyết sách của chính phủ đưa ra, hầu hết-nhấn mạnh là hầu hết, đều mang tính cấp thời, vá víu.
Thấp hơn nữa, chạy theo chiều lòng dư luận.
Một nhóm dân bọc trẻ con vào bao nilon vượt suối đi học. Báo chí, nhân danh công luận, ầm ào lên án. Ong bộ trưởng ra lệnh xây cây cầu cấp tốc. Cơ man các ban bệ cấp dưới, các thể loại kĩ sư tiến sĩ cầu cống công trình nhắm mắt thi hành.
Tại sao lại nói nhắm mắt thi hành. Là bởi trong kì hạn cấp tốc ấy, chỉ có một cách duy nhất thi công bất cần khảo sát địa chất lẫn thiết kế. Nói tục tý nó giống như vừa tè vừa tụt quần.
Nhãn tiền, 2 tháng sau, sắc dân ấy lại chui bọc qua suối. Và rồi con chờ nhé. Báo chí lại lên án. Ong bộ trưởng lại trảm thằng sở, thằng sở lại trảm thằng xây.
Ví dụ nhỏ nhưng cực kì tiêu biểu về cách hành xử lúng túng, về tầm nhìn thấp và thiếu chính kiến của chính quyền hiện tại với sự vận động xã hội chung.
Mẹ nhớ WC Mexico 86. Cả nước Argentina phản đối đến mức thoá mạ HLV Bilardo. Ong ấy im lặng chịu đựng và dứt khoát không thay đổi.
Năm ấy, cup vàng về Argentina và mẹ nghĩ rằng, Bilardo không chỉ khai sinh ra một triết-lí cho môn thể thao vua mà ông ấy còn là biểu tượng cho tư chất một nhà chính trị hiện đại.
Khi người ta tiếm quyền bằng tiền thì dĩ nhiên, đòi hỏi tư chất (chưa nói tới năng lực trình độ ) là điều xa xỉ.
Và khi người ta tiếm quyền bằng tiền bất chấp tư chất năng lực trình độ, thì ông cũng như thằng, trên bảo dưới không nghe, là những điều đương nhiên phải đến.
Ut ít: Mẹ ơi có phải đạo Hồi nó dã man bạo lực hơn các đạo khác không mẹ. Con thấy vụ giết nhà báo MỸ khủng khiếp quá.
Không phải con ạ. Có thời gian mẹ sẽ nói kĩ cho con về một trong ba đạo giáo lớn nhất thế giới này. Nhánh cực đoan (tập trung ở Trung đông) thì họ cũng chỉ có những quy định nghiệt ngã (nếu nhìn nhận bằng văn hoá Au-Mỹ) nhằm giữ con người thánh thiện và trong sạch (nếu đánh giá bằng thang bậc văn hoá của chính họ ).
Sự dã man bạo lực là của những con người cụ thể, làm chính trị núp sau lưng đạo giáo mà thôi.
Hình mang tính minh hoạ không có nghĩa chỉ minh hoạ.