Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

ÔNG LÝ KHÔNG TÓET ĐÂU

“Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không “.
Đây là phát biểu của Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội.
Beo có thể trả lời ngay: Việt nam không thể học được Hàn quốc.
Có hai lọai nợ xấu: nợ công và  nợ của doanh nghiệp.
Thập niên 80 thế kỉ trước,  SouthWest, Hãng máy bay lớn của Mỹ gặp khủng hỏang. Tất cả nhân viên của hãng đã chung vai gánh vác bằng cách đi làm không lương.
Dĩ nhiên, để đổi được sự trung thành như thế, hãng đã làm được một việc mà cho tới nay, hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều xây dựng thành một dạng văn hóa công ty: số phận của công ty gắn liền trực tiếp với số phận của người lao động. Làm ăn phát đạt thì đời sống công nhân ổn định và bảo đảm. Ngược lại, công ty phá sản đồng nghĩa người lao động sẽ mất tất.
Đối với nợ công. Tạm coi một cuốc gia như một công ty, và người dân là công nhân. Nếu công nhân thật sự coi công ty như ngôi nhà mình, thì họ sẽ giúp công ty khi gặp khó khăn.
Và để làm được điều đó, người dân phải hiểu rõ, vận mệnh quốc gia gắn liền với cuộc sống của họ. Họ phải nhận thức được những thứ họ đang có liên quan trực tiếp đến “sức khỏe tài chính” của đất nước mình.
Những yếu tố như vậy, người lao động Việt nam, có giáo dục kiểu nào cách gì, cũng không thể có được.
Về phía chính phủ, cho đến giờ chỉ bày cho dân thấy xử lý nợ xấu bằng cách, phía  bán thì bán quá rẻ để thu tiền  “xổi” và phía mua, chủ yếu để đầu cơ tích trữ.
Niềm tin nào cho người lao động ra tay nghĩa hiệp với nợ xấu?
Đối với nợ công, còn một lý do nữa để nói không với câu hỏi của ông Lý:  nợ xấu là từ khó đòi đến không thể đòi được. Và như vậy, trên thực tế lượng tiền- vàng để cứu nợ xấu cao gấp từ 10 đến 100 lần giá trị nợ xấu.
(Trên blog này cách nay quãng hai năm,  Beo có một entry nói rất rõ nợ xấu là gì. Bạn nào cho rằng lấy tiền dân để trả nợ xấu chịu khó lục lại tham khảo nhé)