Bui Truc: cho em hỏi
tí, các bác rân chủ coi hình tướng Thanh phát biểu bên Tàu, phông nền toàn tiếng
Tàu..., cho là Tàu coi thường ta nên ko để song song 2 thứ tiếng.
Cho em hỏi, quy định ngoại giao về băng rôn chữ nghĩa vụ này như thế nào chị.
Beo có thể tìm ra cho bạn hàng trăm bức hình để chứng minh,
trên khắp thế giới, phông nền- cờ quạt- biểu ngữ- bandron huyền tuyền chữ quốc
ngữ khi người ta đón nguyên thủ nước khác, chưa nói tầm thượng thư.
Ngay ở ta, phông nền sính chữ, tiếng Việt hay kẹp tiếng Anh
bất chấp khách đến từ quốc gia chữ bẻ đôi đọc ko được, cả hai ngữ.
Chốt lại có 2 ý. 1, chị chưa tìm thấy bất cứ quy định nào về ngọai giao như "các bác rân trủ" nói và chị trả lời em theo những gì mắt thấy tai nghe như trên.
Chốt lại có 2 ý. 1, chị chưa tìm thấy bất cứ quy định nào về ngọai giao như "các bác rân trủ" nói và chị trả lời em theo những gì mắt thấy tai nghe như trên.
Ý thứ 2. Theo chị, những người mạo danh tranh đấu cho dân chủ, hay như chị thường
gọi rân trủ, không đáng để chúng ta quan tâm nữa.
Một quốc gia 7/8 chục triệu dân (ở thời điểm đó), lại đang vào giai đọan bắt
đầu phát triển mạnh, nghĩa là đang yên đang lành phơi phới, tự dưng xin làm một tỉnh của
quốc gia khác, tự cách chức mình từ thủ
tướng xuống tỉnh trưởng, khinh từ bộ chính trị ở nhà tới Liên hợp quốc không buồn tham kiến…
Khi họ phải bịa tới chuyện Hội đàm Thành đô như vậy, một chuyện xóa sổ cả
một quốc gia trên bản đồ thế giới, có kín như mật mã bom nguyên tử cũng không thể giấu đến
tận hôm nay…thì điều đó chứng tỏ, họ cạn kiệt vũ khí đấu tranh rồi.
Tự do dân chủ, không thể đến bằng những cái đầu bệnh họan của đám ấy.
(Giả dụ có cái cam kết ấy, thì Osin, chứ ko đến lượt họ tung ra).
Minh Huy Tran: Khi lấy bài báo của
mình in thành sách, có vi phạm luật sở hữu trí tuệ không cô ?
Trả lời câu hỏi của bạn, có mà ba năm tranh cãi tới phiên giám đốc thẩm,
cũng chưa thể ngã ngũ.
Nếu trả lời là được, cũng có thể được. Dẫn chứng, tòa án chỉ bỏ tù tác
giả bài báo khi gặp sự. Tòa sọan mà đại diện là tổng biên tập, chỉ bị nhắc nhở
về trách nhiệm quản lý. Điều đó chứng tỏ, phóng viên vừa giữ bản quyền (tên mình
trên bài báo khi sử dụng-đương nhiên) vừa giữ chủ quyền tác phẩm báo chí đó.
Và trả lời không, cũng có thể được nốt. Ví dụ Thông tấn xã, họ giữ cả bản
quyền lẫn chủ quyền bằng cách không để tên tác giả dưới tin ảnh, mà để tên cơ quan (trừ các ấn
phẩm tham gia trực tiếp thị trường). Quy định này nay có nới lỏng nhưng vẫn
phải thêm TTXVN sau tên tg.
Báo chí Mỹ, theo Beo biết tòa sọan giữ chủ quyền và điều này được ghi
thành gần một trang trong hợp đồng khi tuyển dụng phóng viên. Kiện cáo, chiểu theo hợp đồng tội ai tòa phạt nấy.
Nguyễn Thị Trang: Giá làm tóc và
nail tại Mỹ nhiêu vậy Hồng, cả tiệm xin lẫn
bình dân?
Có lẽ có nhiều lọai giá, Beo chỉ biết giá ở 2 tiệm vì sát công ty nên thi
thỏang chui vào uốn lượn luôn. Cũng không rõ nó vào hàng xịn hay bình dân nữa.
Tại Mỹ, nail và tóc không làm chung một tiệm, cực bất tiện. Giá nail
nguyên bộ tay chân không sơn vẽ là 30 đô. Sơn-vẽ tùy màu, kiểu thêm chừng 10-15
đô nữa.
Làm
tóc đắt nhất là tạo mẫu cho cô dâu hay tiệc tùng: 180 đô. Uốn 130. Rẻ nhất là
gội sấy 25 đ.