Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Ở NƠI KHÔNG CÓ THƯỢNG ĐẾ


(Viết riêng cho Nguyễn Ngọc Long)

1. Chuyện thật
- Nàng leo lên uber trong tình trạng  xỉn, ói  ra xe. Tài xế chụp  hình lại và automatic trừ  thêm vào tài khoản 80 đô tiền rửa xe. Nói rõ thêm, nơi xuất bill 80 đô này là chỗ rửa xe.
- Chàng và nàng gây lộn tưng bừng. Leo lên uber tiếp tục gây. Đi chừng  nửa mile, tài xế dừng xe mời cả hai xuống. Sau đó chàng lên Yelp-một website chuyên chấm điểm các dịch vụ công cộng, phàn nàn, chấm uber 1 sao. Chừng tiếng sau, chàng nhận được email thông báo, uber ngừng cung cấp dịch vụ cho tài khoản của chàng cho đến khi chàng xin lỗi anh lái xe kia (là một sinh viên làm thêm ngoài giờ). Đồng thời, dịch vụ uber cũng report chàng với Yelp.
Ghép hai câu chuyện có thật Beo chứng kiến kia làm một, thành chuyện ở VN.
Một anh lên uber, nôn ra xe. Uber trừ 350 ngàn tiền rửa xe sau đó. Anh lên facebook tố. Uber trả lời lại cũng trên facebook, sau đó trả lại tiền và chấm dứt dịch vụ.
(Beo thấy chuyện này quá nhảm nên ko theo dõi kĩ. Tóm tắt sự việc vậy  ko biết đã chính xác chưa, xin lỗi Long).
2. Chuyện luật Mĩ
Long hỏi: chị cho e tham khảo thông lệ ở Mĩ một xíu, là khi khách hàng khiếu nại, họ có đưa lên facebook xử lý ko hay sẽ liên hệ riêng KH qua email/tin nhắn này nọ?
“Post lên facebook…hay không post lên facebook”,  trả lời cho câu hỏi của Long, Beo tìm thấy trong Bộ qui tắc ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm nghiệp vụ của luật sư, của Hiệp hội luật sư Mĩ. Hiệp hội này hòan tòan độc lập và "tư nhân", nên Bộ qui tắc này không được tính là “luật”, tuy nhiên, vì Hội chịu trách nhiệm giám sát và cấp chứng chỉ cho cả luật sư và trường luật, nên nếu vi phạm có thể bị tước quyền/bằng cấp/chứng chỉ hành nghề.
Công thức chung về nguyên tắc cung cấp thông tin công cộng là  chỉ được phép tiết lộ những thông tin đại chúng: chung chung và ai cũng biết. Bất kì thông tin nào bị xem là sẽ dẫn đến sự tạo thành định kiến trong công chúng/truyền thông/bồi thẩm đòan/thẩm phán... đối với một trong hai phe, đều là bất hợp pháp. Cứ hễ tiết lộ là phạm pháp.
(Nói ngoài lề. Ví như Trần Triển luật xư mà ở Mĩ thì đi chăn lợn từ thế kỉ trước).
Mức độ vi phạm được tính theo mức độ lan truyền cũng như nguy hại mà việc bị tiết lộ thông tin ảnh hưởng tới. Nhẹ nhất, người tiết lộ có thể bị phạt tiền hoặc ngồi tù, từ vài giờ tới vài tuần.
Post lên facebook (hay twitter, blogs, etc.) là hành động  bị coi là “cẩu thả”  hay “liều mạng”  bởi tính lan truyền rất cao, và gần như chắc chắn sẽ tạo nên thành kiến với người trong cuộc. Tùy vào thông tin được post, nhưng nếu post những gì chi tiết hơn truyền thông (báo đài tv…) đang (hoặc đã) đăng thì nếu đang trong thời gian kiện tụng, gần như chắc chắn phiên tòa sẽ bị gián đọan hoặc bãi bỏ.
Tóm lại,  luật pháp Mĩ ko hoan nghênh việc đưa  tranh chấp lên truyền thông-điều này Beo nghĩ xứ nào cũng thế. Tuy nhiên, hành động tung lên truyền thông của người trong cuộc để tìm kiếm lợi thế, thì chỉ có ở Việt nam. Tại , như đã dẫn ở trên, đó là điều bất lợi rất lớn, trước toà.
3. Và chuyện luật rừng rú
Có 2 điều Beo rút ra từ câu chuyện này.
Thứ nhất. Người Mĩ được dạy từ khi biết nhận thức, mọi người đều bình đẳng trong xã hội.  Công chức ko phải là công bộc và khách hàng  đừng mơ làm thượng đế. Anh trả tiền, tôi phục vụ anh, càng nhiều tiền dịch vụ càng tốt. Dịch vụ như thượng đế, không đồng nghĩa người làm dịch vụ là kẻ hầu.

Việc giáo dục từ rất sớm hai chữ bình đẳng, khiến cho quan hệ người với người trong xã hội tôn trọng lẫn nhau, ko mặc cảm về nghề nghiệp, thân phận hay gia thế. Người ta không phải tìm kiếm đạo đức từ người nghèo để tôn vinh như một sự khoả lấp  vật chất, ko ai đòi hỏi một cách ngớ ngẩn, sống bằng thuế tao đóng mày phải  abcd hay, quăng ra tý tiền  thành quan hệ thượng đế-người hầu..
Thứ hai. Chính quyền tất cả các cấp, từ trưởng thôn tới chóp bu, đang trong giai đoạn bầu bán nhân sự nhiệm kì mới, các phe phái đánh nhau mang vũ khí "tối tân" mạng xã hội (bên cạnh vũ khí cũ là báo chí) ra triệt hạ nhau.
Qua một vài vụ, thấy vũ khí này hiệu quả, đã được dùng phổ biến.  Từ chính trị, kinh tế, văn hoá...đến  chửi chồng mắng đồng nghiệp, lôi tất nhau lên  phây, chém. Chính quyền bắt một nàng  nhãi nhép Thánh cô cô Bóc là động thái ... nhãi nhép. 
Đám đông u mê, lãnh đạo  hèn hạ và  người tử tế, chết tốt.