Thư của ông Nguyễn Thanh Tú,
con trai của cố ký giả Đạm Phong- 1 trong 5 nạn nhân trong phim tài liệu Terror in Little Sài Gòn. Copy từ Calitoday.
Tu Nguyen. 3310 N. Braeswood Houston, Texas 77025
Ngày 15-1-2016
Kính gửi: Nghị sĩ Janet Nguyen
STATE CAPITOL. Sacramento, CA 95814 Văn phòng Địa hạt 10971 Garden Grove Blvd Garden Grove, CA 92843
Kính thưa Nghị sĩ Janet Nguyễn:
Tôi tên là Nguyễn Thanh Tú. Bố tôi, ông Nguyễn Đạm Phong là một ký
giả người Việt có tiếng của tờ nhật báo "Tự Do" đã bị một tổ chức tội
phạm có tên là "Mặt Trận", mà hiện nay là Việt Tân”, giết chết, được
ghi lại trong bộ phim tài liệu có tên "Khủng Bố Ở Little Saigon” do
Propublica và Frontlines của PBS sản xuất. Bốn (4) nhà báo khác có lẽ cũng do
Việt Tân giết chết.
Thật vậy, một lãnh đạo cao cấp [của Mặt Trận] đã thừa nhận rằng,
“rất có thể” các thành viên Mặt trận đứng đằng sau vụ ám sát ông Đạm Phong và
có thể đã phạm những tội ác khác. Ông thừa nhận, có một nhóm bạo lực bên trong
tổ chức, và khi nhân viên thu hình tắt máy, ông Nghĩa thừa nhận ông đã tham dự
một cuộc họp của Mặt trận mà trong đó các thành viên thảo luận về kế hoạch ám
sát một biên tập viên của một tờ báo nổi tiếng ở Quận Cam. Ông Nghĩa cho biết
ông thuyết phục các đồng nghiệp không nên giết người đó. Ông Nghĩa nói:
"Đó là một chương đen tối trong cuộc đời tôi[1]”. Và ông Đỗ Thông Minh,
một trong những người sáng lập, đã qua paltalk có chia sẻ với tôi rằng
"Trong 5 người bị chết, 2 người đáng coi là nạn nhân trực tiếp vì những
bài báo họ viết ra đả kích MT[2] nặng nề là nhà báo Đạm Phong năm 1982 làm tờ
Tự Do và vợ chồng ký giả Lê Triết năm 1990 làm cho tờ Văn Nghệ Tiền
Phong."
Tôi rất cảm động trước sự hỗ trợ nhiệt tình và dũng cảm của các
nhà báo Mỹ gốc Việt, là đồng nghiệp của cha tôi, các nhà báo Mỹ và cộng đồng
người Việt thân thương của tôi ở đây và ở các nước khác. Tôi đã làm việc với Ủy
ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) và một công ty Luật ở Washington D.C. để mở lại các vụ
án mạng này. Thật không may, em trai của tôi, Tài Nguyễn, hiện đang sống ở quận
Cam, bang CA, đã lưu ý tôi về lá thư của Nghị sĩ ngày 10 tháng 11 năm 2015,
trong đó, Nghị sĩ đã nhanh chóng đưa ra kết luận khi không thấu hiểu câu
chuyện. Trong khi tôi và gia đình tôi đã chờ đợi ba mươi ba năm để có công lý,
tại sao Nghị sĩ không bỏ ra thêm 5 phút cho chúng tôi để gọi điện thoại hỏi
thăm trước khi đưa lời tuyên bố? De roi toi có thể chia sẻ với Nghị sĩ Bố tôi
đã sống như thế nào thay vì chết như thế nào. Tôi biết rằng Nghị sĩ là một
người thực sự tranh đấu cho nhân quyền và lời tuyên bố này chỉ là một sự vô ý.
Tôi kêu gọi Nghị sĩ hãy ủng hộ công việc điều tra, tập trung vào nhu cầu của
nạn nhân và góp phần vào việc tìm ra thủ phạm giết năm nhà báo.
Cộng đồng hải ngoại ngày nay rất khác so với thập niên 90. Nhiều
người hiện nay, ở Mỹ và các nước khác, sẵn sàng cung cấp thông tin có thể giúp
giải quyết các vụ án mạng còn trong nghi vấn, như các vụ án này và có khả năng
dẫn đến việc tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên, tại thời điểm quan trọng của việc điều
tra đang diễn ra, tôi vô cùng lo ngại về mối liên hệ chặt chẽ và sự hỗ trợ lâu
dài cho một tổ chức bị cáo buộc bởi các phương tiện truyền thông dòng chính,
các cựu lãnh đạo/sáng lập của họ và FBI về các hoạt động khủng bố. Và sự hỗ trợ
công khai của Nghị sĩ đối với Việt Tân, đã cho phép họ sử dụng tên NGHỊ SĨ và
lá thư của Nghị sĩ như là một hình thức tuyên truyền để hợp pháp hóa tổ chức
tội phạm của họ đối với người dân ở Việt Nam và một số người ở các cộng đồng
người Việt mà họ có kết nối chính trị chặt chẽ. Điều này cũng có thể ngăn cản
các nhân chứng tiềm năng đứng ra làm chứng vì họ nghĩ sai rằng, Việt Tân được
chính phủ Hoa Kỳ bảo vệ, nên được hưởng sự miễn tố.
Hơn nữa, điều quan trọng cần phải chỉ ra là nếu bất kỳ nhân viên
nào của Nghị sĩ là một thành viên hay cảm tình viên của Việt Tân trong khi làm
việc cho Nghị sĩ và được trả lương bằng tiền thuế, Nghị sĩ không thể nào giữ
được bí mật của bất kỳ người tranh đấu cho nhân quyền nào đang trong vòng nguy
hiểm, những người đang tìm kiếm sự trợ giúp của Nghị sĩ thông qua nhân viên của
Nghị sĩ. Công bằng mà nhận định rằng, nhân viên đó có khả năng chuyển các thông
tin cho Việt Tân, một tổ chức với các hoạt động bị cho là khủng bố, mà không
thông qua Nghị sĩ. Điều đó rõ ràng là xung đột lợi ích, lòng trung thành bị
phân chia và không thích hợp, đặt người ta trước sự nguy hiểm.
Cái chết đau đớn của năm nhà báo, trong đó có cha tôi là ông Đạm
Phong, vẫn chưa lành. Vết thương đó là vấn đề đạo đức, hoặc được gây ra bởi sự
"khinh miệt" và "bất công", là tâm điểm của nỗi thống khổ
của chúng tôi trong ít nhất hơn ba thập niên qua. Tôi nghĩ rằng Nghị sĩ khó
vượt qua nỗi mất mát trong lòng. Và không phải để muốn nói rằng, Nghị sĩ không
vượt qua để có được sự bình an, các vết thương – vết thương chỉ lành bề ngoài –
có thể vẫn còn hằn sâu.
Phải chăng Nghị sĩ không biết rằng (1) Tammy Trần, tức Trần Thiện
Tâm, là Đoàn Trưởng đầu tiên của Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Miền Nam
California. Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu là tổ chức ngoại vi của Việt Tân để
thu hút giới trẻ; ngoài Nam Cali, họ còn có chi nhánh ở Toronto và ở Na Uy.
"Tammy Trần cho biết, khi cô gia nhập Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, lúc
đó mới 16 tuổi và đang là học sinh trung học. Hôm nay cô đã 30 tuổi, thành ra
nửa đời người gắn bó với Đoàn" (xem Dẫn chứng A đính kèm). Và (2) Thỉnh
nguyện thư thứ hai là do một "nhóm trẻ" phát động chiến dịch "Tôi
yêu Little Saigon" ở Quận Cam thực hiện. Các nhân vật chính trong nhóm trẻ
là Trinity Hồng Thuận, đảng viên đảng Việt Tân, và Billy Vũ Lê, đoàn viên Đoàn
Thanh Niên Phan Bội Châu (xem Dẫn chứng B & C đính kèm). Tóm lại, hai thỉnh
nguyện thư chống đối phim Khủng bố ở Little Saigon cùng do đảng viên Việt Tân
tung ra để làm ra vẻ đến từ nhiều thành phần trong cộng đồng.
Tôi xin hỏi Nghị sĩ, làm thế nào hai sự kiện phổ biến này không
đưa tới câu hỏi về tính khách quan hay chủ quan? Kiến nghị của Tammy Trần và
Trinity Hồng Thuận giống như người cộng sản đi xin chữ ký về vị thế nhân quyền
của họ. Đó là những kiến nghị tự phục vụ mình và không có gì về cộng đồng Việt
Nam thân yêu của chúng tôi!
Do đó, tôi trân trọng yêu cầu Nghị sĩ:
(1) Hãy hối thúc Tổng Biện lý tiểu bang California cho mở
lại cuộc điều tra về nhiều vụ giết người và âm mưu ám sát, xảy ra tại tiểu bang
California, nơi mà nhiều nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây của Việt Tân có
liên quan đến; và
(2) Chỉ thị cho nhân viên của Nghị sĩ không nhận bất kỳ sự đóng
góp nào từ những cá nhân của đảng viên Việt Tân cho các cuộc vận động tranh cử
tương lai. Bằng cách không chấp nhận các khoản đóng góp, Nghị sĩ gửi đi một
thông điệp mạnh mẽ rằng Nghị sĩ sẽ không bỏ qua, hỗ trợ hoặc tha thứ bất kỳ
chiến thuật bạo động nào chống lại người dân Mỹ đang thực hành Tu Chính Án Thứ
Nhất, nhưng quan trọng nhất, tiếng nói của những người dân Mỹ thông qua Nghị sĩ
không thể được mua!
Xin vui lòng giúp tôi sự bảo đảm rằng, Nghị sĩ sẽ làm việc
để nhìn thấy tính toàn vẹn của Tu Chính Án Thứ Nhất được bảo vệ, bất kể được
viết bằng ngôn ngữ nào, và rằng việc bảo đảm quyền tự do báo chí không được xem
là có thể chọn lựa. Có thể liên lạc với tôi qua địa chỉ email:
nguyentut@hotmail.com.
Kính thư,
Nguyễn Thanh Tú, Con trai của một người cầm bút bị giết trong việc theo đuổi
chân lý và công lý.
[1]https://www.propublica.org/article/terror-in-little-saigon-vietnam-american-journalists-murdered
(page 18)
[2] hay Mặt trận Hoàng Cơ Minh - là một tổ chức chính trị kết hợp
vũ trang chủ trương khôi phục chính thể Việt Nam Cộng hòa hoạt động từ 1980 đến
2004. Đây được xem là tiền thân của Đảng Việt Tân.