Ngày bà ngoại còn sống, toàn gọi Hải Phòng như thế.
Chưa bao giờ mình ở Phòng quá 2 đêm. Lần này không
ngoại lệ, thêm nặng trĩu trong lòng những điều không thể chia sẻ với bất cứ ai.
Thậm chí cố gắng để không nghĩ về nó với chính mình.
Bạn chiều ý thích quái gở, kiếm cái xe máy chở mình
lang thang nguyên ngày mưa đầu Thu xứ Bắc.
Hỏi bạn - một lãng tử Phòng nguyên chất thuộc Phòng hơn
lòng bàn tay - đặc sản Phòng có những gì?
Bạn hiền lành bảo, bánh đa cua.
Mình bảo, không phải. Tân đặc sản Phòng là người
Phòng.
Người Phòng giờ
già nhiều hơn trẻ. Chiều, từ sân bay về, hàng đoàn lão ông đạp xe tập thể dục. Một cụ đột ngột dừng xe tấp vỉa
hè. Mình đinh ninh cụ đè tường. Nhưng
không, cụ lấy cành cây làm xà đơn thót bụng đu lên thụt xuống. Mình thót bụng lo nhỡ đâu quần cụ tụt.
Người Phòng giờ nói to, nói ngọng và nói bậy.
Ngồi trong Chùa Hàng Kênh nhìn khoảng vườn hoang mướt
mát xanh, tiếng mưa rơi như đếm được. Thi thoảng, không gian tĩnh lặng ấy được
điểm xuyết bằng những câu hò nhau rửa trái cây cắm bông bàn thờ Phật của mấy bà
mấy chị làm công quả, nghe không quen tưởng chửi nhau. Sư bà đi chợ về trên chiếc
honda ôm, gọi một chị đỡ đồ: “Khốn nạn, không thấy nặng à?”.
Bến Bính, chờ tàu.
Rửa xe kiểu PhòngCả đất nước như một quán nhậu vỉa hè khổng lồ. Cả đất nước như một tiệm quần- áo- hàng- dạt từ Trung quốc. Không trừ Phòng, dĩ nhiên.
Khăn rằn, trấn lột từ Đinh Hương. Áo, Nông Thanh Vân cho.
Cũng chẳng buồn biết, chúng nó mua từ đâu.