Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

TRUYỀN THÔNG VÀ ĐỒNG TÍNH ÁI (LGBT) TRONG XÃ HỘI VIỆT-3

Truyền thông số toàn cầu, ở các quốc gia phát triển chia thế giới thông tin thành hai nhánh: phong phú và nghèo nàn. Các quốc gia đang phát triển cũng được chia thành hai nhánh nhưng ở một hình thái khác: đô thị và nông thôn.

Đô thị hóa đặt ra một tiêu chuẩn là sự phát triển của các phương tiện truyền thông.  Ở Việt Nam, điều này chỉ tập trung tại  Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trong thập kỷ qua, mức tiêu thụ phương tiện truyền thông và truy cập Internet tại Việt Nam đã tăng đáng kể, mặc dù (trên nguyên tắc) nhà nước vẫn sở hữu các phương tiện và giám sát thận trọng các lọai thông tin.
Theo nghiên cứu gần nhất (2013) của Gallup: hơn 80% dân số được coi TV, gần 20% trong số đó có truyền hình cáp.
 Xu hướng phân nhánh thể hiện rõ hơn trong phương tiện truyền thông mới: điện thoại di động.  Tỷ lệ thâm nhập mạnh mẽ ở cả nông thôn (76%) và đô thị (81%), nhưng phần lớn là điện thoại cấp thấp, không có khả năng truy cập Internet. Chỉ có 22% người dùng điện thoại di động truy cập Internet và 19% nghe radio.
Sử dụng Internet còn phụ thuộc vào độ tuổi và trình độ học vấn. 12% người sử dụng Internet truy cập được nội dung bằng tiếng Anh và 1% bằng tiếng Trung.
Khi phương tiện truyền thông thâm nhập mạnh vào cả hai khu vực thành thị và nông thôn, điều này rất có ý nghĩa đối với các loại và chất lượng của thông điệp. Nội dung mang yếu tố tuyên truyền được phổ biến rộng rãi hơn tuy nhiên,  tin tức nước ngoài và các chương trình giải trí  phần lớn vẫn chỉ tập trung tại nhành đô thị.
Vài nét về hai nhánh truyền thông trên có ý nghĩa gì đối với cộng đồng LGBT tại Việt Nam?
Nồng độ thông tin vào khu vực đô thị tương quan với nồng độ các cá nhân tự nhận mình thuộc về giới tính thứ ba : 88% LGBT được hỏi cho biết, họ tìm kiếm bạn tình qua Internet, tương phản với 39% thông qua các  cách gặp gỡ thông thường khác.
Trong khi các nội dung giáo dục giới tính đã được chấp nhận và trở thành một chủ đề thoải mái thì việc giáo dục giới tính cho cộng đồng LGBT vẫn là một đề tài sang trọng hiếm có.
Truyền thông hỗ trợ nhiều người cởi mở về giới tính của họ, mở rộng dân số LGBT. Tuy nhiên, LGBT tại nông thôn,  các thông tin mà họ tiếp cận được nhiều khả năng vẫn là sự kì thị, làm trầm trọng thêm khủng hoảng tâm lý về bản sắc sinh học của mình.
Khi truyền thông chính thống tuyên truyền lệch lạc về giáo dục giới tính, thì Internet là phương cách hiệu quả nhất để cộng đồng LGBT tiếp cận về giáo dục sức khỏe,  phòng chống HIV / AIDS. 89% LGBT biết đến các trang web tư nhân hoặc các tổ chức y tế có uy tín.

(phần này còn tiếp)