Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

TRUYỀN THÔNG VÀ ĐỒNG TÍNH ÁI (LGBT) TRONG XÃ HỘI VIỆT-2

* Các số liệu sau đây trích dẫn từ một vài  nghiên cứu của Gallup và hai nguồn:
*  Phần  2: Thảo luận về các văn bản quy phạm liên quan đến đồng tính ái đang lưu hành, post sau cùng.

3
Các luồng tuyên truyền sai lầm trên các phương tiện truyền thông 
Một phân tích nội dung trên 4 tờ báo có ảnh hưởng hàng đầu tại VN: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Công An Nhân Dân và sáu trang web tin tức trực tuyến lớn, vào các năm 2004, 2006 và 2008 cho thấy, tuy khối lượng tin, bài đã tăng lên nhưng thái độ vẫn không thuận lợi, thậm chí gây phương hại cho cộng đồng LGBT.
* Rập khuôn và miêu tả sai lệch về đồng tính ái là sai lầm phổ biến nhất trên truyền thông. Hành vi đồng tính ái bị đánh đồng với hành vi tình dục. LGBT được mô tả như những người có bản năng tình dục bất thường, với cuộc sống 'nguy hiểm' khi quan hệ tình dục và tình yêu không thể đạt được. Nó tương tự các sự trụy lạc xã hội làm xói mòn đạo đức khác như ấu dâm, ác dâm…
29% tin tức về cộng đồng LGBT được kết nối với các hoạt động tố tụng hình sự, 24% mô tả là 'bất thường' hoặc hành vi lạ lùng, và 16% miêu tả đây là những lạc thú bệnh họan.
* Sử dụng ngôn ngữ kì thị 
Không phân biệt đối xử
Phân biệt đối xử
đồng tính ái (homosexual)
đồng tính  nam (gay)
đồng tính  nữ (lesbian)
người chuyển giới (transgender)
lưỡng tính (bisexual)
Pêđê (có nguồn gốc từ tiếng Pháp pédéraste)
Bóng, bóng lộ, bóng kín
xăng pha nhớt
nhớt già, nhớt trẻ
hai hệ
đồng cô
 Tại các tờ báo kể trên, mặc dù  các từ ngữ tiêu cực đã giảm dần theo thời gian, nhưng cũng chỉ 1/3 các bài báo sử dụng ngôn ngữ không phân biệt đối xử hoặc tích cực khi viết về  LBGT.
Số liệu thống kê này đặc biệt đáng quan ngại khi nó được thực hiện trên các ấn phẩm uy tín hàng đầu, có tầm họat động vừa là nhà tiên phong vừa là cảnh sát  trong điều hướng các sự thay đổi và phát triển.
* Chênh lệch khu vực cư trú. Trong thực tế, LGBT tồn tại ở khắp mọi nơi. Thế nhưng, 79% nội dung truyền thông đề cập đến là các cá nhân đồng tính đang sinh sống tại các khu vực đô thị, trong khi đó chỉ có 4% viết  về những người ở nông thôn. Chỉ số lệch lạc này góp phần vô cùng quan trọng, củng cố quan niệm sai lầm cũ rằng, đồng tính ái là một "tệ nạn xã hội" có nguồn gốc phương Tây và là hiện tượng phi tự nhiên.
(phần này còn tiếp)