Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Giai mẹ

Giai mẹ ăn...



Giai mẹ chơi đàn ....



Giai mẹ khoái trá...



Giai mẹ ngủ. A ha, gái này mới tinh, lai Philippine. Cô Hồng Kông xưa 2 tháng  òi



Mẹ là mẹ thích nhất Giai mẹ chiều em...



...và quý cháu.


Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Người hùng và con chó

Gần 3 năm trước, sáng sớm, tôi nhận được tin nhắn của nhà văn Bích Ngân, chef Nhà xuất bản Văn nghệ: hàng triệu người cảm ơn mi.


Ngay sáng đó, một cuộc đàm thoại cố tình cho tôi nghe, gần như nguyên văn thế này: vái trời cho một phần nghìn người cảm ơn bà ấy bỏ tiền mua báo mình sáng nay. Giờ mà nó đóng cửa báo  vài tháng là con tao đói. Bà ấy ỉ i nhà cao cửa rộng mới hám làm người hùng rơm...Nhân vật này hiện thay thế vị trí tôi tại báo.


Nếu bây giờ bạn hỏi tôi có thay đổi quan điểm của mình về nội dung bài báo đó không. Không, dứt khoát không.


Bạn lại hỏi tôi có ân hận về quyết định đăng bài báo đó không. Xin trả lời ngay có, rất rất có.


Làm một nhà báo, bạn chỉ chịu trách nhiệm cho chính cá nhân mình. Làm lãnh đạo một tờ báo, bạn phải chịu trách nhiệm cho số phận hàng trăm người, sát cánh ngày ngày bên cạnh bạn. Ở Việt nam, chưa có bất cứ một tên tuổi cây bút nào có khả năng lôi kéo người đọc..ào ào mua báo nhưng có không ít lãnh đạo báo, có khả năng kéo một cái manchette từ đáy vực phá sản lên bờ. Và để lên được bờ phải có hàng chục cây bút, hàng chục chuyên mục cộng với hàng chục con người âm thầm cần mẫn quy tụ sau anh lãnh đạo đó.


Trong điều kiện và hoàn cảnh hiện nay, khi bạn biết chắc 100% không đủ khả năng làm thay đổi triệt để nó thì bạn phải chọn lựa, hoặc bạn làm người hùng( ảo) hoặc nhân viên bạn không bị đói( thật). Xét về cả nghiệp vụ  lẫn đạo đức, lựa chọn thứ 2 mang lại nhiều lợi ích hơn, cho chính bạn và những người đang lao động, vì bạn. Trong một cuộc chơi bạn không được tham dự nữa, làm người ngoài cuộc thì bạn là vô dụng.


Và cái đám đông ảo đang tung bạn lên chín tầng mây ấy, đừng say. Một hôm nào đó, bạn quan sát thử, niềm vui ( và cả sự hàm ơn không nói ra lời ) của cô thủ quỹ, cậu lái xe trong tòa soạn khi thấy tirage báo tăng lên mà xem, nó thật vô cùng và nó mang cho bạn niềm vui có thể sờ được. Bạn cũng rất nên đọc kỹ entry tôi copy từ talawas về ngay sát đây để thấy, một trong những bậc từng phong tôi là người hùng đó,  hạ tôi xuống thành chó như thế nào.


-------


* Bạn Son: Chuyện Osin tớ sẽ kể khi đi Lào về, cứ để thiên hạ hoắng hết cỡ đi đã.


 


 


 


 


 

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

copy từ talawas

Già, bí bách, mượn chuyện bauxite giải tỏa ẩn ức cá nhân?


Tác giả: talawas blog


Chuyên mục: Thời sự / Spectrum


Nhà báo Hồ Thu Hồng, từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Thể thao – Văn hóa, vừa đăng một bình luận ngắn trên Blog Beo của mình. Nguyên văn như sau:


“Vào trang mạng bauxite, lần đầu tiên ngó cái bảng ký tên phản đối việc khai thác bauxite tại Việt Nam . Trừ các vị đang ở nước ngoài chỉ có ý nghĩa đông tay vỗ nên kêu, đa số những người ký tên trong nước đều rất già và chiếm một con số kha khá là… văn nghệ sĩ. Tớ quen một số trong con số kha khá trên và biết họ đủ để có thể khẳng định ngay không ngần ngại rằng, đến cái phích đựng nước Trung Quốc còn giành nhau chí mạng với anh ruột thì làm sao có đủ tâm( lẫn tầm) để lo lắng cho tận thế hệ tương lai mà ký với cọt.


Già, bí bách, mượn chuyện bauxite giải tỏa ẩn ức cá nhân thì cứ việc nhưng nhân danh từ khoa học đến đạo đức để ký thì I can các you.”


Sau vụ Luật sư Lê Công Định bị bắt, blogger Hồ Thu Hồng đưa ra những bài viết như: “Vì sao Luật sư Lê Công Định bị bắt“, “Luật sư Lê Công Định là chồng ai?“, “Người Mỹ đã giúp bỏ tù các luật sư ra sao?“…


Phản hồi


28/08/2009 lúc 11:06 sáng


Lời bình của nhà báo Hồ Thu Hồng về vụ kiến nghị Bô xít rất ngắn mà rất…”dữ”!
(Feminine, lại cặp kè nơi cửa nhà quan cao cấp thì dữ là phải).


Học tập bạn, tôi nhớ đến một bài thơ cũng rất ngắn, nhưng rất…hiền, của cố thi sĩ Tường Vân. Nhưng có mấy chữ tôi nhớ không chính xác, xin nhờ chị nhà báo có tầm sâu rộng “nhuận sắc” giúp.
Bài thơ ngắn như sau:


CON NGƯỜI !


Bảo ra đường
Ra đường
Bảo nằm trên giường
Nằm trên giường
Bảo sủa
Sủa
Bảo im
Im
Và cứ thế triền miên
Một đời con… NGƯỜI?


Đa tạ.

Con gái mẹ

Chả có mẹ con nhà nào trên đời thân nhau bằng mẹ con mình, có dịp là ríu chặt lấy nhau, giống nhau như đúc, từ cái nốt  ruồi  trên mắt cho đến vết đau ở vai.



Mẹ thả con cứ 2 tháng hè là đi lang thang từ năm học lớp 5, đông tây đủ nước mà mẹ chẳng lo con gặp chút khó khăn nào, vì mẹ tin con sẽ tự mình  giải quyết được hết, giống như mẹ. Chỉ nhớ con, lần nào cũng vậy, con đi cả tuần vẫn không dám vào dọn phòng, những đêm đầu mẹ lang thang trong nhà, từ chỗ con ngồi chơi đàn đến chai dầu gội đầu con vứt lăn lóc. Hình này con chụp ở Canada hè năm học lớp 6, chuyến đi ấy con đã đến thác Niaraga 2 lần.



Đây là ngôi nhà con ở bên News Zealand. 15 tuổi mình con lịch kịch di chuyển chỗ ở. Thương thế không biết. Những tháng ngày sống chung gia đình bản xứ cho con trải nghiệm thấm thía một điều: không đâu bằng nhà mình. Mẹ đã đền cho con một chuyến đi chơi chỉ có 2 mẹ con tận giờ vẫn có bao thứ để nhớ lại và 1 tuần ở trong  căn phòng thượng hạng của khách sạn sang nhất NZ.



Con là đứa dịu dàng, quá dịu dàng nhưng hiếm khi thay đổi quyết định. Bàn bạc chuyện gia đình, bao giờ bố cũng muốn nghe ý kiến con... cuối cùng để quyết định ...giống như con. Con và anh hợp nhau. Nhìn anh lụi hụi khiêng  vác 7 cái vali qua  dãy cầu thang ngoắt nghéo dọn nhà cho con, mẹ thấy mình là người đầy đủ nhất cuộc đời này. Lần thứ tư rời Mỹ là  lần đầu tiên mẹ có ý nghĩ không muốn trở về nhà.



Gái mẹ 18 tuổi, mẹ và con đều muốn một sinh nhật đáng nhớ chỉ ba mẹ con nhưng rồi chiều Bim, mình có một buổi tối giống chia tay vui  nhiều hơn là sinh nhật. Mẹ đưa tấm hình con và Bim chụp sau đêm đi xem  vở kịch hậu hiện đại Người mặt xanh ở Las Vegas, thế chỗ hình sinh nhật, là vì thế.


Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Vatican muốn mời Philosophy

Hai bác thứ trưởng Vi - Va vừa gặp nhau bên xứ đẹp như thiên đường cũng không thể đẹp hơn. Bác Va muốn mời bác Philosophy sang chơi sau chuyến nghỉ mát lần trước của bác Ngàn cân. Bác Vi thì đưa ra ba điều kiện để hai bên tiến tới hôn nhân trong đó chỉ còn điều số 1 Va phải xin lỗi những gì đã làm với nhân dân Vi trong quá khứ thì chưa OK với nhau. Chuyện chính trị, đôi khi thấy như trò trẻ con, rất buồn cười. Suy đoán của tớ sự nghiệp cha Kiệt Nhà Chung coi như đã định đoạt xong. Vật thí một.


Phía Mỹ đã chính thức lên thiết kế một chuyến thăm cho Tổng thống và ngoại trưởng tới Việt Nam trong năm sau. Chiểu theo những gì mà bác Olala phát biểu nước Mỹ cần thay đổi quan niệm đối với thế giới suy ra  mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Olala với các nước đang phát triển thành rồng bay phượng múa là quyền của người lao động, là công đoàn. Các bác 88 hay 79 sang hàng thứ 2 rồi. Vàng đen trắng, nước da không chia tấm lòng. Biên giới sâu không ngăn chúng ta trao tình. Nếu lời sấm của bác nhạc sĩ này thành hiện thực thì Olala sẽ hy sinh thêm vài chú 88 nữa. Vật thí hai.


Định viết tiếp vật thí ba chả liên quan gì đến cuốc da cuốc tế nhưng có lẽ để suy nghĩ thêm tý, nên chọn cách viết về những điều mọi người biết hay viết về điều tớ biết.


*** Viết thêm cho dõ theo yêu cầu của Trà đá, bạn bỏ công khen tớ thùy mị đoan trang nết na hiền thục: bác Philosophy thì bạn tự tra từ điển Anh hay Pháp đều cùng nghĩa. Ngàn cân tính ra là bằng Tấn. Chính phủ Olala thì chắc chắn ông í là tổng thống. Viết toẹt tên cúng cơm ra các cụ ngày xưa là kiêng lắm, ví như cả họ phải gọi là củ Hiềng vì ông tộc trưởng tên Hành ấy.


 


 

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Già

* Vào trang mạng bauxite, lần đầu tiên ngó cái bảng ký tên phản đối việc khai thác bauxite tại Việt nam. Trừ các vị đang ở nước ngoài  chỉ có ý nghĩa đông tay vỗ nên kêu, đa số những người ký tên trong nước đều rất già và chiếm một con số kha khá là …văn nghệ sĩ. Tớ quen một số trong con số kha khá trên và biết họ đủ để có thể khẳng định ngay không ngần ngại rằng, đến cái phích đựng nước Trung Quốc còn giành nhau  chí mạng với anh ruột thì làm sao có đủ tâm( lẫn tầm) để lo lắng cho tận thế hệ tương lai mà ký với cọt.


Già, bí bách, mượn chuyện bauxite giải tỏa ẩn ức cá nhân thì cứ việc nhưng nhân danh từ khoa học đến đạo đức để ký  thì I can các you.


 


** Tin từ UBND huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết, huyện vừa nhận cúp và giấy xác lập kỷ lục “Huyện có hộ dân treo ảnh ông Cụ nhiều nhất Việt Nam”.


Việc xác lập kỷ lục này do Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam chứng nhận.

Không biết cái trung tâm sách kỷ lục Việt nam này làm ăn thế nào, đo đếm kiểu gì mà tắc trách đến thế. Rành rành nhất thế zới mà chứng nhận chỉ nhất Việt nam, thế là thế nào.


Liên quan đến chuyện ông Cụ. Bác Tạ Quang Chiến, nguyên tổng cục trưởng tổng cục TDTT phát biểu trên báo Ban bẩu ngày xưa ông Cụ toàn đi bộ, bác tính chi li được  Cụ đi bao nhiêu cây số và kêu gọi mọi người nên học ông Cụ. Hoan hô bác cái  ngần ấy tuổi mà làm toán chưa nhầm. Giờ chuyển qua đi  bộ thì cái đống ôtô xe máy máy chạy bộ máy đạp xe của mình và tất cả những người hưởng ứng lời bác Chiến chắc khuân ngược lên Việt bắc.


 


*** Copy đoạn chat giữa hai mẹ con tớ.


Nam Bui (8/26/2009 2:49:01 PM):Me oi tien lam cac cuoc thi ke chuyen dao duc Bac Ho co du mua mot cai xe van khong?


hong ho (8/26/2009 2:49:07 PM): mẹ không biết cụ thể nhưng mẹ đoán có thể mua  nhiều chục cái. Sao con lại hỏi thế?


Nam Bui: con nghi neu lay tien ay mua mấy cái van, dau o gan cac sieu thi, ai co do cu gi mang den gom do, roi red cross organization mang di chia cho nguoi ngheo thi tot hon chu con coi TV, may cuoc thi do gia doi qua.


 


 

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

cãi nhau...

Định viết là tranh luận với hai ku Huy Bom và Thái Dám cơ, nhưng tranh luận với hai ku này có mà cả ngày, mình đanh đá cãi nhau chắc ăn hơn, về cái bài chém chặt cầu thang của ku Huy Bom.


Nhà ông Adam Smith sống thời Khai sáng bên nước Scotland, thời ấy bọn quý tộc nghèo kiết xác nhưng vưỡn khinh bọn tư bản ra mặt trong mặt  thèm tiền nó gần chết( tớ chắc điều này vì các tác phẩm văn học vĩ đại của nhà văn Quỳnh Dao viết thế). Tức khí, ông này viết mấy cuốn sách về kinh tế và đạo đức mà tớ diễn nôm nó ra tư tưởng cơ bản là thị trường tự do muôn năm và người giàu nhất sống mãi trong lòng chúng ta. Ông ấy chả phải lo lắng vẩn vơ thiên hạ hà dư khấp Smith khi 300 năm sau, đất nước giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh của tớ vẫn đang khập khễnh leo trên những nấc thang của ông.


Thang giá trị mới của một xã hội, đều khởi nguồn từ một triết gia sau đó, đùng đùng từ đỉnh tới đáy của xã hội ấy leo lên nó. Tớ thì đang leo cái thang của cụ Khổng do cụ Trang cụ Lão cụ Alexandre de Rhodes và cụ Chường- Trinh chấp bút. Có lẽ vì vậy nó hơi meo méo tý nên  2 ku kia lồng lên đòi chặt chém chứ tớ thì thấy OK.


Một ku muốn chặt nhưng sợ đau một ku chặt xong không biết leo lên lầu bằng gì. Chị thấy hai ku cứ như hai cụ hưu trí khề khà chén trà buổi sáng nhâm nhi báo Nhân dân í. Thời bình chỉ mất trí mới làm La Văn Cầu. Trong lúc chờ đợi Godot ta cứ tạm thay những nấc thang cũ nát bằng nấc mới chất vật liệu mới. Nghìn năm ngắm nghía thang gỗ nay vài nấc đá hoa cương vài nấc đá mài, thoạt nhìn nhộn nhạo xốn mắt nhưng cứ leo lên đi, mát chân phết đấy hai ku.


Mình viết bác học thế này chả biết hai ku nó có hiểu không nữa. Thôi thì chị dẫn chứng ví dụ thế này nhá. Ku Huy Bom sau lưng vợ liếc các em Thùy Chi Kim Hoa nhoay nhoáy, trước mặt vợ lại phải lấy sự chung thủy làm tiêu chuẩn đạo đức hàng đầu. Mấy nấc thang mới nhộn nhạo ấy, có cái  nó cho phép chú trung thực với chính mình( vụ này Smith viết hay lâm li) thơm choẹt hai em ngay trước mặt vợ mà vợ vẫn tươi như hoa....Thôi chả ví dụ nữa kẻo nó sướng quá hóa rồ.

họp chi bộ

1. Bình bầu danh hiệu " Dân vận khéo "


2. Nộp " Sổ đăng ký tu dưỡng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", 80 trang, làm mất bản hướng dẫn sử dụng sổ 4 trang


3. Nộp " Bản thu hoạch, tự liên hệ và phương hướng phấn đấu rèn luyện của đảng viên, cán bộ, công chức". 3 điều 4 trang


4. Đọc một mẩu chuyện gì đó về đạo đức.


5. Đóng đảng phí 6 tháng cuối năm 270.000đ. Quên  dắt theo tiền, đóng tạm 3 tháng.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

lão í

Hồi nãy suýt đánh chồng. Can tội cho đến khi TV chiếu mới biết Nguyễn Tiến Trung là ai trước đó lão tưởng đấy là đám bạn văn nghệ văn gừng hay đàn đúm chat chít với vợ. Đã thế lão còn nhầm lẫn khi ca cẩm  tóc tai dựng ngược thế mà  nó lấy được hoa hậu, chả bù...


Bằng kiến thức và nguồn thông tin bát ngát của mình, tớ giảng giải cho lão biết cả 4 tay ấy chả thoát tội  khung hình 79. Nặng nhất là tay Thức tội tổ chức hoạt động lật đổ, tay Trung thêm tội làm gián điệp, hai tay chồng hoa hậu nhẹ hơn tẹo. Lão thủng thẳng tùy thái độ tại tòa. Cái này thì lão đúng. Tòa mình hấp dẫn đến phút chót nhờ cái đoạn tùy thái độ rất cảm tính ấy chứ ai như tòa trên film Hollywood, có lăn đùng ngã ngửa ăn năn thì 79 là 79, 88 là 88, hết cả giật gân câu khách.


Tạt sang chuyện khựa thả ngư dân, tớ bảo với lão Ban ta cũng gấu lắm, cũng cho hải quân dù tàu  bằng quả ớt ra bảo vệ ngư dân ngư trường ta và đuổi ngư khựa chạy qua chạy lại. Rồi Ban còn ngả nghiêng với anh Mỹ, còn tiến thoái ngoại giao bất lưỡng nan ...Chuyện bắt người bọn tàu khốn chưa ngừng đâu. Suy cho cùng, ngư ta hay ngư tàu đều là dân lành lao động đáng thương, bị mang mạng sống làm con thí trong ván cờ chính trị bạo tàn. Lão gật gù khen tớ nhân đạo bất vụ lợi nhưng tinh hoa phát tiết ra mồm, viết lách thì vô duyên không đáng đàn em của thằng Huy Bom.


Câu này xúc phạm phẩm giá của tớ kinh khủng. Trả thù lão rất dễ. Lão nhà tớ không sợ vợ nên  thậm vô duyên. Mỗi lần lão kể chuyện tiếu lâm, nhìn đám lính tớ biết ngay miệng hậc hậc nhưng bụng căm  lắm. Tớ cứu vãn danh dự cho một hai câu là cả đám cười lăn cười bò cười thêm cả cái sự hậc hậc trước đó. Mỗi lần chê tớ lại  lôi ngược chuyện ấy ra kể công. Chưa hết, lão ấy mê bóng đá mà món ngoại ngữ thời thượng lại khuyết tật. Khi nào MU đá là lão ấy ngọt như mía em ơi em ời sir Alex nói gì ấy nhở, mười câu tớ thủng thẳng dịch một mà thật ra, tớ cũng chỉ nghe nhõn được từng ấy. Thắc mắc sao ông ấy dài em ngắn là tớ chế thêm  thế mà không ít lần tớ thấy lão ấy khoái Alex tớ hơn hẳn Alex sir.


Định viết lăng quăng về chữ nghĩa con tiều văn chương cóc tuyển thơ đang làm của hội nhà văn, thế qué nào lại làm nguyên một entry ca ngợi chồng thế này nhỉ, hèn quá nhục thật ngủ đây!

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2009

Thảo Phương

Tôi nhìn thấy chị lần đầu tiên ở Chi nhánh NXB Hội nhà văn. Chị ngủ nghẹo đầu với một hàng nước dãi trong lúc ngồi canh Bảo Ninh đang tạm trú lầu trên khi ấy đang  danh vang như sấm với Nỗi buồn chiến tranh. Sau đó tôi có viết chi tiết này vào một bài báo chân dung chị, Thường Đoan và nhiều bạn bè tôi và chị phản ứng gay gắt, chị xuề xòa chẳng sao cả.


Tất cả quãng thời gian tôi biết chị, chị luôn mê mẩn khổ vì  những người đàn ông đẹp và tài. Đạo diễn Đào bá Sơn, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, ca sĩ Y Moan.....Chị háo hức chuẩn bị cuộc hôn nhân với nhà thơ, khi chuyện không thành, chị nằm nhà tôi khóc nguyên buổi chiều bụp mắt. Lần ấy tôi chỉ sợ chị tự tử vì chưa thấy ai khóc nhiều đến thế , tận bây giờ cũng chưa thấy.


Ấy vậy mà trong thơ chị, đàn ông vẫn đẹp sừng sững như tượng thần Hy lạp. Tôi mê thơ chị cũng chính từ điểm này. Chị là nhà nữ quyền đầu tiên trong thơ hiện đại theo nghĩa trả lại những thiên bẩm nữ về cho người nữ(chứ không phải bình đẳng giới theo kiểu cho đàn bà lái cần cẩu và làm chủ tịch nước). Sau chị còn có Vi Thùy Linh và Đoàn Ngọc Thu đi theo vệt này, đọc thấm tận tim. Tôi sợ những người đàn bà làm thơ xa xả khinh đàn ông lắm tuy có đôi lần, tôi bảo với Boo yêu xinh giá trị và trị giá đàn ông, do đàn bà định ra.


Chị có 5 cậu con trai, tôi hay xúi chị kiếm thêm đứa nữa cho xoá cái dớp ngũ quỷ. Tôi cũng hay đưa tiền cho chị, khi thì đóng tiền nước khi thì mua xe đạp cho con. Chính cái chuyện tiền bạc này khiến chị và tôi không gặp mặt nhau cho tới ngày chị mất.


Sáng đó nhà thơ Hoàng Anh( chị ruột đạo diễn Lê Hoàng) đến kể cho tôi nghe một chuyện không mấy hay về chị. Hoàng Anh đi thì chị đến, hỏi vay tôi một khoản tiền không nhỏ để lo lót xin việc cho con mà thế chấp là một tập bản thảo kịch bản film viết tay về Tây Nguyên chị đưa tôi vài ngày trước đó. Sẵn giận chuyện Hoàng Anh kể, lại thấy chị phừng phừng hơi bia vào buổi sáng, tôi mắng chị về nỗi viết mà không biết những quy tắc tối thiểu của loại hình.


Ngày ấy tôi ác quá khi chị ầng ậng nước mắt quay đi mà không chút mủi lòng.


Ngày ấy tôi ngu quá nghệ thuật mà đòi hỏi quy tắc.


Chị là người đàn bà nhất trong những người đàn bà. Bươn chải sống mà không thể tự lái con thuyền đời mình. Khát vọng yêu mà không thể tự kiềm chế bản năng.


Tôi đi vòng quanh quan tài chị, nghẹn ngào nấc khan vì nỗi ân hận sai lầm không thể sửa của mình với bạn.


Sắp giỗ đầu chị, Thảo Phương ơi!

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

Bụi đường 2

* Các bạn tiếp viên hàng không đi nhiều bảo sân bay Sing là đẹp nhất thế giới, trong những sân bay mà tớ đã qua thì tớ bầu vị trí này cho sân bay Bruney. Nhỏ chỉ bằng ga Đà nẵng nhưng có tới 2 bức tượng của Dali nguyên bản. Toilet bọc đá hoa cương Ý design đẹp hơn bất cứ khách sạn 5 sao nào của Hà Nội.


* Hãi nhất là sân bay Mã, rất khó tìm terminal lẫn gate.


* Khác biệt nhất là kiến trúc nhà ga Denver (Colorado), như những cái lều của người du mục. Phát hiện mới nhất của tớ là tranh của Như Huy copy cảnh sắc bang này nhìn từ trên máy bay. Hèn chi mà lần đầu xem tranh Huy cảm giác ngợp vì không gian  khoáng đạt. Copy còn chừa chỗ cho sự tưởng tượng thêm của người xem

như tranh bạn Huy xứng vào bậc metre. Không sến và cũ như tranh bác Em dù rằng bác hái ra bạc tỷ.


* Vô hồn nhất là sân bay Narita, nghĩ cũng lạ, nước Nhật bao nhiêu thứ quốc hồn quốc túy đậm đà bản sắc dân tộc thế cơ mà nhỉ.


* Thú nhất là sân bay Hồng Kông và Boston, lần nào cũng tưởng máy bay hạ xuống biển.


* Bẩn nhất là sân bay Côn Minh của Tàu.


* Đông nhất lần nào cũng thấy nườm nượp người là sân bay Thái và Hàn


* Ấm áp nhất cho cảm giác là sân bay Đài loan


* Kiểm tra thực phẩm kỹ nhất là nhà ga New Zealand. Soi máy, khám trực tiếp với bất  cứ công dân  xứ nào nhập cảnh. Nhà ga này cũng có băng chuyền hành lý dài nhất để chó kiểm tra  thực phẩm nhập lần chót.


* Bình dân nhất là sân bay Lào, cho mang cả bu gà lên máy bay


* Tổng hòa những cái nhất vừa kể là Tân sơn nhất và Nội bài. Đẹp nhất vì từ tiếp viên tới nhân viên mặt đất tinh là hoa á hậu. Hãi nhất vì bày đặt cả chục cửa nhưng đi chung có một lối. Khác biệt nhất là kiểm tra an ninh lúc lên máy bay rất sơ sài nhưng  ra khỏi nhà ga lại kiểm bill gửi hành lý, chứng tỏ Cừu ta sợ bọn ăn cắp hơn bọn khủng bố. Bẩn nhất vì toilet khai ra tận cửa. Thú nhất là trưng  toàn hoa lá nhựa trong nhà ga.

bụi đường

*10 ngày, lượn từ bờ Tây sang bờ Đông, qua 7 sân bay cả quốc tế lẫn quốc nội Mỹ và không Mỹ, tiệt chả thấy bóng khẩu trang nào. Về đến Tân Sơn Nhất rợp trời rọ. Đã thế, phát cho khách nhập cảnh một tờ khai sức khỏe, cho một đường dây nóng 04 38464 415 gọi tới thì không trả lời được tiếng Anh và một địa chỉ email nhớ được chết liền kdytboyte@gmail.com. Nẫu ruột.


*Cuộc làm nhục tập thể 4 chiến sĩ rân trủ trên VTV cho thấy sự ác của ban( phàm xưng là trí thức thì thấy không thể nhục hơn được nữa) chứ ban chả lúng túng tí nào như nhận định của bồ bạn NTTrung. Tớ cung cấp thông tin như vầy cho những bạn cố tình cứu vãn ranh rự. Biên bản hỏi cung bao giờ cũng bắt đầu bằng câu anh chị có đủ sức khỏe và minh mẫn để zả nhời hôm nay không?. Mỗi trang đều có chữ ký của cả 2 bên, sửa chữ nào cũng ký  vào ngay chỗ đó, như mấy cái hợp đồng kinh tế ấy nên chỉ có chuyện nhổ toẹt vào chữ ký mình chứ bức cung khó lắm. Kho mà các bạn rân trủ ngồi sạch như bệnh viện đẹp như công viên tiện nghi ngang khách sạn 2 sao vì ngài đại sứ quán ghé như đi chợ. Lần mới đây ngài mang sách kinh vào cho anh Đài chị Nhân. Chả có chuyện bị thượng cẳng chân hạ cẳng tay dẫn đến việc khai tuốt tuột không đợi đến ngày thứ 5. Còn tại sao các bạn ý trở cờ nhanh thế thì như các entry trước tớ đã nói, các bạn ý lý tài hơn lý tưởng. Kể ra các bạn ấy hám tài theo nghĩa nguyên bản thì cũng không đến nỗi nhưng tư duy mới tinh thời petresroika, có quyền lực trước thì tài theo sau nên các bạn ý mới phải nhập kho.


Bạn Trung là cay đắng nhất vì bạn ý nhận được nhiều lời hứa kinh thiên động địa cùa an ninh tây lém và bạn ý cũng mong mỏi một nhời bảo lãnh của ngài đại sứ quán. Chắc là phải giận ngài lắm khi lờ lớ lơ bạn ý  nên mới lên truyền hình nhà nước chửi ngài như thế. Cũng không biết sao cái  chính phủ của tân minh chủ với các bộ kim mộc thủy hỏa thổ xem trọng tử vi phong thủy thế mà lại chọn bạn Trung  làm thủ lĩnh bởi tướng tá mắt rắn tai chuột, ngoài đời bạn ý còn nhỏ thó da chì.


Sắp tới đây, dăm bạn không tóc chuyển ngân lậu vào khích dân khiếu kiện cũng sẽ được bạch hóa. Đời là bể khổ nên trầm luân với mấy bạn này chắc không là nghĩa lý gì thêm nữa. Chán cả đời lẫn đạo.


* Không biết ông Nguyễn Huệ Chi đã đi thị sát Tây nguyên chưa mà cứ khăng khăng bảo vệ luận trứng khoa học của mình thế nhể. Cái bãi con con ấy một năm móc lên cho Tây Nguyên 180 triệu đô thì cũng nên OK thôi, ô nhiễm là cái đinh gì so với bụi Hà Nội và Sài gòn giây nào cũng hít. Thiển nghĩ bi giờ bác ấy nói lại cho rõ có khi bà con Tây nguyên mang cồng chiêng ra đón bác ấy từ đầu bản. Mà cái óep nhà bác giáo sư này ngày càng đi ra ngoài bô. Trí nước mình nó thế, ngủ nhiều hơn thức.


Chiều viết tiếp, chơi với nàng cái đã.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

Copy cua Thien Ca

Kỷ Vật Cho Em


Sáng tác: Phạm Duy
Thơ: Linh Phương

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime,
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã,
Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa,
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng.

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã.. Em ơi!

Em hỏi anh. Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại với kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông anh cho làm kỷ niệm
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân.
Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân,
Bên nguời yêu tật nguyền chai đá.

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anhh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi một lần trăn trối... Em ơi!
Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về


..............................


Kỷ vật cho em được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ "Để trả lời một câu hỏi" của Linh Phương. Bài hát ra đời vào năm 1970, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam đang leo thang và trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất tại miền Nam thời đó.


Bài thơ gốc
Người phổ nhạc bài này là nhạc sĩ Phạm Duy, tuy nhiên về nguồn gốc bài thơ được phổ, suốt thời gian dài từ khi ra đời là 1 nghi vấn.
Đầu tiên là vấn đề bản quyền. Trong các bản in ban đầu, Phạm Duy chỉ ghi tên tác giả bài thơ là "Vô danh", khiến cho dư luận thắc mắc, báo chí đặt câu hỏi, có báo còn đưa tin Linh Phương sẽ kiện Phạm Duy ra tòa. Sau một thời gian ông Phạm Duy mới gặp Linh Phương để trả tiền tác quyền. Từ đó những bản in của Phạm Duy mới ghi tên tác giả phần lời là Linh Phương.
Nhưng Linh Phương là ai thì người ta chỉ đoán là 1 anh lính nào đó, còn sống hoặc đã mất, không những thế còn có nhiều người tự nhận là Linh Phương.


Có ý kiến cho rằng bài thơ gốc là bài "Kỷ vật" của chuẩn úy Nguyễn Đức Nghị, bút danh Chuẩn Ngụy xuất thân từ khóa 26 sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, người này hy sinh vào năm 1969.
Không chỉ là nghi vấn về tác giả, người ta còn đưa ra 2 văn bản được cho là "bài thơ gốc", hai văn bản này khác nhau nhiều nhưng đều có phần mở đầu là:
Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Tuy nhiên, về văn bản, bài "Kỷ vật" của Chuẩn Nghị thì làm bằng thể thơ tự do còn "Để trả lời một câu hỏi" của Linh Phương làm bằng thể thơ thất ngôn. Nội dung cả hai bài cùng nói về sự mất mát của chiến tranh và nhiều hình tượng như trong bài "Kỷ Vật Cho em" đã được phổ nhạc, nên khó trong việc xác định danh tính tác giả.
Tuy nhiên, cũng do những ý nghĩa đó mà bài hát đã bị chính quyền Sài Gòn cấm đoán, vì nó làm "băng hoại hàng ngũ quân đội". Đã làm "nản lòng chiến sĩ", từ đó được xếp vào loại "nhạc phản chiến". Sau đó Phạm Duy với ý muốn phổ biến nhạc phẩm đã chấp nhận sửa lời thành một bài hát lạc quan hơn, trong đó không còn những hình ảnh "chiếc hòm", "viên đạn", "khăn tang", "cụt chân",... mà đổi lại thành "vòng hoa", "khăn tay", "hoan ca". Tuy nhiên phần lời này chỉ phổ biến cho đến khi miền Nam sụp đổ. Sau đó, trong các băng nhạc người ta chỉ hát phần lời gốc.


Lời bài hát (sau khi sửa)
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime
Hay Đức Cơ- Đồng Xoài- Bình Giã
Anh trở về, anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về có khi là một chiếc vòng hoa
Anh trở về bằng khúc hoan ca
Trên trực thăng vang trời thanh vắng
Em hòi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho từng phủ kín đời anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chiếc khăn tay ngăn dòng lệ ứa...em ơi...
...
Bài thơ "Để trả lời một câu hỏi" của Linh Phương

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến thắng trận Pleime
Hay Đức Cơ- Đồng Xoài- Bình Giả
Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng
Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt
...

Bài thơ "Kỷ vật" của Chuẩn Nghị

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa
Anh trở về không bằng huy chương chiến thắng
Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng
Trong hòm gỗ hoặc trên chiếc băng ca
Anh trở về nằm giữa vòng hoa
Những vòng hoa tang chan hòa nước mắt
Anh gửi về cho em vài kỷ vật
Đây chiếc nón sắt xuyên mấy lỗ đạn thù
Nó đã từng che nắng che mưa
Đã từng hứng cho anh giọt nước
Chiều dừng quân nơi địa đầu lạnh buốt
Nấu vội vàng trong đó nắm cơm khô...


 

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2009

TGM Hà nội Ngô Quang Kiệt từ chức

Trong hai tuần, một đoàn 31 Giám mục  VN đã sang Vatican . Ngay sau khi POP đọc huấn từ, TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã nộp đơn từ chức, lý do sức khỏe yếu. Trong một năm chờ POP chuẩn y, ông Kiệt hình như đã lui về ở ẩn tại gíao xứ Thái Bình.


Nghe nói khi POP đọc xong, không chỉ ông Kiệt sốc mà nhiều cha VN cũng buồn thiu. Vậy POP đã nói gì


Thư Chung của Hội đồng giám mục VN công bố năm 1980 nhấn mạnh về “ Giáo hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc”.Khi đóng góp phần đặc thù của mình là loan báo tin mừng của Chúa Kitô- Giáo hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, nhưng cũng góp phần vào sự phát triển đất nước. Sự tham gia của Giáo hội vào tiến trình này là nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc VN đang dần dần cởi mở với cộng đồng quốc tế.


Cũng như tôi, anh em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo hội không bao giờ có thể chuẩn chước cho mình việc thực thi bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu. Ngoài ra tôi thấy cần nhấn mạnh rằng các tôn giáo không phải là một nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, vì các tôn giáo nhằm giúp mỗi con ngưởi tự thánh hóa, và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo mong muốn quảng đại phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi.


***


Cũng phải, Vatican là một nhà nước, đời nào hy sinh mối quan hệ ngoại giao cấp nhà nước lấy mấy cái nhà nát Tam tòa hay Nhà chung. Nghĩ tội cho cừu Việt, hay là quay phứt về dựng một ông răng đen mắt toét nào đó lên thờ riêng, chứ suốt ngày ạ ông tóc quăn mũi lõ thì còn phải dằn dỗi nhiều nhiều dài lâu, ngay cả khi ngài đại sứ quán chính thức ngồi ở VN.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2009

Đất nước ngồi xuống

Hôm qua, up bài Thời đại không anh hùng lên không phải vì Ok với Thái Dám. Tranh luận nghiêm túc với chú này thì tớ không đủ trình, biết thân biết phận, tớ bàn ngang phè như sau.


Dân gian phong hàng thánh bất tử có bốn vị. Cụ Thánh Gióng chống giặc ngoại xâm, cụ Thánh Tản chống thiên tai, cụ Chử Đồng Tử chuyên làm ăn buôn bán và cụ Liễu Hạnh lo phần tinh thần cho chúng sinh. Hình như là cụ Liễu Hạnh còn sinh sau đẻ muộn hơn cụ Trần Hưng Đạo, dân gian, miệng vẫn gọi đức Thánh Trần nhưng dứt điểm không xếp cụ sinh trước vào hàng bất tử.


Anh hùng không phải là thánh và anh hùng chỉ sống dài hơn đám đông chứ không bất tử trong tâm thức của cả một tộc người. Càng gần đến thời hiện đại, anh hùng càng dùng nhiều đến thuật PR. Nếu cụ Thánh Gióng là ông tổ của nghề phi công Việt nam, cụ Chử đồng tử là ông tổ của nghề mại dâm, thì ông tổ của nghề marketing và PR, chắc chắn là từ một anh hùng.


Anh hùng hay lãnh tụ hay thủ lĩnh hay bang chủ của một thời đại, chỉ sinh ra khi thời đại ấy có một bước ngoặt cực lớn. Xét theo tiêu chí này, thì không nên đổ lỗi cho cụ Lê Duẩn trong việc thiếu vắng anh hùng, đến nỗi các bác phản biện phải mượn đến ông cụ 90 nói không ra hơi( làm gì có chuyện ngồi để viết nổi thư với chả từ) chống lưng.


Có một bác phản biện hầm bà lằng xáng cấu cổ kim đông tây hồi xưa viết cuốn Đất nước đứng lên, bây giờ mà bác ấy viết tiếp Đất nước ngồi xuống, thành anh hùng may ra.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2009

Thời đại không anh hùng- Copy có lược bỏ từ Thái Dám

Biểu tượng anh hùng cổ xưa nhất của người Việt Nam chắc chắn là hình ảnh Thánh Gióng. Kể từ Phù Đổng Thiên vương nửa huyền thoại, hầu như tất cả các anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam đều phải là những lãnh tụ lập quốc, hoặc là danh tướng chiến thắng ngoại xâm. Sự thiên lệch rất dễ hiểu. Sinh tồn bên cạnh các triều đại thực dân phong kiến Trung Hoa, ác mộng mất nước đã được hóa giải và động viên bằng hàng chục cái tên lẫy lừng: Lý Bôn, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ… Chiến thắng ngoại xâm, cởi bỏ ách nô lệ cho quốc gia cũng là lẽ chính thống đầu tiên của bất cứ ngai vàng nào. Thậm chí thống nhất đất nước, mở mang bờ cõi gấp đôi như nhà Nguyễn và tổ tiên họ đã làm, chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, để hoàng đế khai quốc Nguyễn Ánh đường hoàng bước vào ngôi đền thiêng cùng với tiền nhân.



Điểm sáng đáng để ý nhất của Âu Lạc có lẽ là tinh thần đoàn kết của các Lạc tướng và nhân dân trước họa ngoại xâm. Luôn xuất hiện một thủ lĩnh đứng lên đóng vai trò Lạc vương khi chiến tranh vượt khỏi tính chất cục bộ trong bản thân Âu Lạc. Truyện cổ tích Thánh Gióng chứng tỏ điều đó. Muôn nhà đã góp cơm cho người anh hùng lớn nhanh như thổi. Hình ảnh và hành động của ông vua cho bắc loa cầu hiền chống giặc khá mờ nhạt, e rằng chỉ là biểu tượng được thêu dệt thêm về sau. Giặc tan thì vai trò của Thánh Gióng cũng hết, ông phải bay về trời.



Cụ Hồ đã hoàn toàn làm chủ tư chất lãnh tụ của mình, bằng một câu nói giản dị nhưng có sự liên thông và thấu hiểu cao độ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những lãnh tụ lập quốc thường có đường thông nối ý thức của họ với tiềm thức dân tộc và nhân dân, thậm chí nhân loại. Họ luôn biết phải nói cái gì, lúc nào và nói ra sao để đánh thức thời đại. Truyền thống yêu nước và đoàn kết chống xâm lược của người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa như thế. Nó là bản năng, chứ không thể gọi là bản chất đơn thuần.


Bản năng dân tộc được đánh thức, cộng hưởng với âm ba thời đại và khao khát độc lập để làm nên chiến thắng đắt giá cho dân tộc Việt Nam trước người Pháp và người Mỹ. Đúng qui luật, ngôi đền anh hùng của người Việt đã kết nạp hai cái tên đương thời: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Võ Nguyên Giáp nhận được sự đồng thuận xã hội cao hơn hẳn Hồ Chí Minh cũng dễ hiểu. Ông là nhân vật quân sự thuần túy, ít gây ra tranh cãi và bị phủ định bởi ẩn ức cá nhân giữa dòng chính trị chìm nổi. Điều thú vị khi so sánh hai vị anh hùng này là, xét về công trạng, Hồ Chí Minh mang danh quốc phụ (người cha của một chính thể, người lập quốc) trong khi họ Võ chỉ là đại công thần khai quốc. Chúng ta có thể chiêm nghiệm tư duy “đắp tượng đài” đặc thù của người Việt Nam khi đặt hai anh hùng này cạnh nhau.


***


Mở rộng chủ đề “Về tên gọi cuộc chiến Việt – Trung 1979” trên diễn đàn BBC, tôi ngạc nhiên nhận ra xung đột Việt – Hoa 1979 nếu gọi là chiến tranh vệ quốc thì tại sao trong tâm thức người Việt Nam không hiện lên một cái tên anh hùng? Sẽ có người bảo rằng độ thấm của thời gian chưa dài? Đâu hẳn, không cần ba mươi năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp đã đường hoàng bất tử trong lòng dân tộc, chẳng thể lung lay trước mọi chèn ép của cả một thể chế dưới ngọn cờ Lê Duẩn. Những người Việt Nam hừng hực yêu nước có thể dễ dàng chỉ ra một hiện thân của Thoát Hoan như Hứa Thế Hữu, nhưng lại bất lực nếu bị truy hỏi phiên bản Trần Hưng Đạo của thế kỷ 20.


Thời đại “không anh hùng” dưới sự lãnh đạo của tổng bí thư Lê Duẩn, “đêm trước đổi mới” 1975 – 1986 với nút thắt 1979 và chiến cuộc Khơ Me dai dẳng, có lẽ đã tạo nên một khoảng trống không thể khỏa lấp trong hành trang tư tưởng dân tộc Việt Nam khi bước vào thế kỷ 21.



Những lãnh tụ Việt Nam hôm nay là ai, nếu không phải lớp “tam thập nhi lập” vào năm 1979. Họ là nhóm người hiểu sâu sắc, hiểu kỹ lưỡng nhất cuộc khủng hoảng trầm trọng của xã hội Việt Nam sau xung đột 1979. Trong sâu thẳm kinh nghiệm của họ, đối đầu cương quyết với Trung Quốc chỉ toàn là bất lợi. Phải chăng đó là lí do khiến người dân Việt Nam đang bất an, mỗi khi nhắc đến cái tên Trung Quốc?


Tư tưởng Hồ Chí Minh lên ngôi vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước, cho đến nay, chưa có kết quả sáng sủa. Trong vết xe cũ mòn ấy, nhóm trí thức phản đối Bauxite hiện nay cũng đang gắng gượng dùng hình tượng anh hùng Võ Nguyên Giáp để chống lưng cho mặt trận của mình. Sự bế tắc nên được gọi đúng tên: Thời đại không có anh hùng.


Sự bế tắc ấy bàng bạc trong tất cả suy tư của xã hội hiện đại. Giả như vừa rồi, trí thức Việt Nam ồ lên đồng tình với bài “Việt Nam - Chặt cầu để tiến lên” của tác giả Vũ Minh Khương Từ một tiền đề “chuyện xưa” mơ hồ (thực ra là món cocktail giữa Sạn đạo của Lưu Bang, lập trận quay lưng ra sông của Hàn Tín và chi tiết cắt cầu phao của Tôn Sĩ Nghị), cộng với những phân tích và con số có vẻ rất có lý, tác giả hồ hởi với tín điều “tiến lên ngày mai tươi sáng” bằng cách đoạn tuyệt với cái cũ cụ thể. Tư tưởng của bài viết kia, ngoa ngôn một chút, cũng tương đương với thơ Bút Tre, kể cả vần điệu “hàng đầu” và “chặt cầu” có thể hoán vị cho nhau:


Tiến lên, ta quyết tiến lên


Tiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu


Hàng đầu không biết đi đâu


Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi


Với những người tự nhận là hoạt động dân chủ, sự bế tắc chung đã nêu được họ thu nhỏ ở mức độ thể chế - chế độ, qua đó người ta mơ mộng và bay bổng trong những mỹ từ dân chủ, tự do, nhưng hoàn toàn bất lực khi chỉ ra dân chủ là hành trình hay đích đến của một xã hội văn minh.


Sự bế tắc tư tưởng của xã hội Việt Nam hiện nay, cũng là môi trường thuận lợi để các mâu thuẫn nhà nước và nhà thờ liên tục bùng phát.


***


Dân tộc Việt Nam từng được gắn kết chặt chẽ bằng những cái tên anh hùng, bằng chất keo chiến thắng và căn cước sinh tồn bên cạnh người Trung Hoa, văn hóa Trung Hoa hàng ngàn năm nay. Hình ảnh người anh hùng chẳng qua là biểu trưng của tư tưởng thời đại mà thôi.


Giữa vận hội mới, người Việt Nam đã để các tiền nhân đi lạc, trong khi vẫn thiếu vắng những nhân tố mới. Do đó, nguy cơ thuận theo quĩ đạo Trung Hoa trước mắt là vô cùng lớn. Ở trong “thế giới Trung Hoa”, cảm giác “ổn định” hay “hài hòa” là một, chúng sinh ra từ cung điện Thái hòa của nhiều vương triều Việt – Trung với tâm tư nguyên thủy của vua Tần, truyền ngôi cho con cháu đến vạn thế. Ở góc độ nào đấy, nếu “ổn định” không đồng hành cùng “tiến bộ”, nó sẽ trở thành chướng ngại cản đường, sẽ làm trì độn cả một cộng đồng.


 Một dân tộc phi nhược tiểu luôn là một dân tộc có tư tưởng riêng và liên tục tìm kiếm tiến bộ trong sự ổn định chấp nhận được. Vấn nạn “không anh hùng” hiện nay của sinh thể Việt Nam được một số trưởng lão qui chiếu trên tâm thế cá nhân là “hèn”. Âu cũng là nỗi đau không hề kín đáo, của những người luôn suy tư cho tiền đồ đất mẹ.




 



 



 



 

suy đồi của suy đồi

* Thật ra đề tài này không mới, chỉ là sự lặp lại những năm trước sau mỗi kỳ tuyển sinh. Đó là việc có một thầy cô nào đó quởn việc, khi chấm văn ngồi tỉ mẩn ghi lại những đoạn trong bài của học trò mà thầy cô ấy cho là ngô nghê, cười đứt ruột…bạn Tàu nhanh đăng.


Thứ nhất, tớ chẳng thấy những bình giải ấy của học trò nó ngô nghê. Chính thầy cô phải giật mình, phải thấy mình ngô nghê trước những suy nghĩ mới ấy của học trò khi đã bao năm nay, nhà trường dạy cảm thụ, tớ nhấn vào là dạy cảm thụ chứ không phải dạy phương pháp cảm thụ, văn học theo một cái khuôn cố định, tự coi đó là khung chuẩn mọi thời. Ít nhất những học trò đó đã dám vượt khung và trung thực với chính mình. Với hai  ưu điểm đó, từ thực tế  của zai xinh gái đẹp, bên New Zealand và Mỹ, những bài văn trên sẽ đạt điểm cao nhất.


Thứ nhì, không gì phi đạo đức hơn khi thầy cô mang học trò mình ra công luận để giễu cợt, chỉ trích.


** Nếu tớ là trưởng ban tổ chức cái nghìn năm Thăng Long, tớ sẽ làm ngay 2 bộ film, một người Pháp đã đô thị hóa Hà Nội ra sao, một kia là dân Nghệ đã nhà quê hóa Hà Nội thế nào. Các nhân vật lịch sử, cuộc đời họ  bao giờ cũng là một kho sự kiện đẫm chất cinéma và tiểu thuyết. Người đủ bản lĩnh và tầm nhìn để di dời cả một kinh đô như cụ Lý Công Uẩn hay người cơ mưu thao lược lũng đoạn cả một triều đình như cụ Trần Thủ Độ, kiểu gì làm cũng dễ hay. Nhưng làm được hai film của tớ(  

  )  mới thực sự kỳ tài. Này nhé, người Pháp đã bưng thói quen aỉ đồng của dân annam vào toilet trong nhà, Nghệ mình làm cái nhà mán giữa nơi đẹp nhất xứ ngọa hổ phục long và đưa toilet trở ra ao cá. Tớ ví dụ cái vật thể cho nó dễ hình dung, chứ còn phi vật thể, úi zời, cơ man nào là chi tiết.


Đời tớ tài hèn lực yếu đành chịu, chứ đời con cháu, tớ tin thể nào rồi chúng cũng khai thác đề tài này.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2009

Suy đồi

* Đối diện dịch cúm đòi hỏi chính quyền, hệ thống y tế và giới truyền thông đều phải bình tĩnh hỗ trợ dân chúng, thay vì biến mọi chuyện thành cơ hội đưa tin tác nghiệp, hành nghề, hoặc tệ hại nhất - thành cơ hội để giải ngân.(VNN)


Zai xinh gái đẹp của tớ xuống sân bay Tân Sơn Nhất đã ngơ ngác mẹ ơi cái khẩu trang giấy ấy không chống được cúm. Nếu nhiễm H1N1 thì chỉ tuần là hết thôi. 6pm ngày hôm sau một em ở y tế cộng đồng(hình như thế), miệng cũng khẩu trang, đến tận nhà đè zai xinh gái đẹp ra đo nhiệt độ. Thú thực là tớ có dúi cho em khẩu trang tí tiền để em í đừng lôi cả nhà tớ lên bệnh viện nhiệt đới.


Chuyện sói ăn thịt hết cừu rồi! của truyền thông VN thì chả đợi đến cúm heo cúm lợn này mới thành đại dịch. Từ chuyện dân sinh, dân rủ nhau uống nước cống nước rãnh, ăn gan ăn mật cóc để chữa bá bệnh, dân đào phá nhà dân, dân vô cớ đánh dân chí mạng vì dân tự thay thế cơ quan  luật pháp xử lý kẻ tình nghi…Chịu khó đọc kỹ, xuất phát từ mấy tờ lá cải xúi cả đấy.  Đến chuyện quốc kế móc tài nguyên lên mà ăn là mất nước đấy, phá một cái nhà nát đi xây cái mới cũng mất nước luôn. Các bác phản biện, dưng mà tớ chưa bao giờ, chưa bao giờ nhé, thấy một bài phản biện nào cố gắng tìm một lối ra tốt hơn, cho cả Ban lẫn Cừu, mà tinh những bàn ra và phá ngang, nhân danh phản biện. Chả thể hiểu được, làm sao có thể âm ỉ sướng với cái nhà vàng vọt kiến trúc đơn điệu ( chưa kể bất tiện ) rằng đấy là đậm đà bản sắc dân tộc. Cái này nó giống hệt với xếp hàng mua phở rồi hân hoan ngồi ăn trong tiếng chửi quát, tư chất dân thủ đô gốc nhá. Nam kỳ thấy thế, nó nhập người Mường vào Hà Nội, kêu nỗi gì?


VNN dạo này, từ ngày thay giao diện, nhiều bài đọc được, bài tớ dẫn ở trên đầu chỉ là ví dụ rất nhỏ. Đường xa mong bạn an lành. Chả an lành thì đường gần cũng quý lắm.


** Phần lớn những người bị bắt gần đây có chung đặc điểm là họ nhận định tình hình Việt Nam quá sơ sài. Theo ý kiến của tôi, phong trào dân chủ Việt Nam sẽ không đảm đương nổi công việc lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng Màu để chuyển đổi chế độ này sang đa nguyên đa đảng. Việt Nam khác hẳn Đông Âu. Công việc đấu tranh dân chủ ở Việt Nam sẽ chuyển biến theo tình hình bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, và theo sự phân hóa nội bộ đảng cộng sản, buộc họ phải chuyển đổi để bảo vệ chủ quyền đất nước.(BBC)


Tớ thấy mình có nhận định và lý giải nhận định giống bác cựu tù Nguyễn Khắc Toàn, bác phát biểu trên Bờ Bờ Cờ như trên. Nèo thêm tí vào chỗ bác Toàn là nhân cách các chú tự nhận là phong trào dân chủ ấy kém quá. Vừa bị túm đã vãi ra quần khai lấy khai để xin tha lên xin tha xuống. Ra được cái là ba hoa xích tốc nhổ toẹt vào chính chữ ký của mình( chữ của bác Đông A)như cái nhà chú Huân. Nguyên một cái đĩa hình chú trong trại đầy đủ chăn ra gối nệm, cun cút biên lời khai. Chỉ có thằng ngu bây giờ mới rủ chú đứng chung hàng. Làm kách mệnh cứ phải trung kiên như các cụ xưa ấy, dân mới phục mới theo.


Bài này các bạn Bờ Bờ Cờ non nghề quá khi nèo vào một câu cuối bác Toàn có sợ người ta bảo bác bênh nhà nước. He he, cứ phải là lật đổ nhà nước này các bạn mới chịu được.


***Bắt đầu từ một bài trên báo phụ nữ, giờ lan ra toàn thể các báo online, chuyện trời không dung đất không tha khi ba ông con cùng ông bố, ngày này qua tháng khác thay nhau đánh bà mẹ. Úi zời ơi là đạo đức suy đồi chời sập mất tiêu rùi. Chỉ có điều sao không thấy ai tả bà mẹ cho dân chúng xem thế nào cái nhể, vì sao mà cả nhà ấy( đấy là tớ nói nốt  con dâu) không chịu nổi phải hành xử như thế? Bà ấy không phải là người,  tiệt chả thấy chữ nào  giải thích thêm cho lời ông con giai.


Bạn hãy tưởng tượng, một bà đứt dây thần kinh chửi 24h/7ngày/12tháng. Chửi từ chó, chuột, gián , muỗi đến chồng con dâu cháu. Bữa cơm gia đình hiếm hoi, không mời bà cũng chết mà mời còn chết nhanh hơn khi bà lòng vòng quanh mâm, ném cái thìa quảng cái vung lủng xủng loảng xoảng từ chỗ này qua chỗ kia, cháu chắt đùa nhau bà cạnh khóe mỉa mai bố mẹ chúng. Ai cũng cố nuốt cho nhanh, miếng thịt miếng cá nhạt thếch trong miệng.


Thế đã ăn thua gì. Gần đất xa trời, tự dưng bà phát hiện ra lẽ ra khi xưa bà phải lấy vương tôn công tử lên xe xuống ngựa nhà lầu xe hơi. Phí đời bà quá khi lấy ông chồng tầm tầm bậc trung. Thế là ông bà nội ngoại ông trên bà thờ, bà lôi tuột xuống, dứt điểm chửi nhầm còn hơn chửi sót…


Cũng chưa khiếp.Cô con dâu thương giúp việc lãnh đạn nặng nhất, mua cho chai dầu gội đầu bà nhanh mắt nhanh tay, thay ngay dầu gội bằng nước rửa chén. Mười mấy đời giúp việc, lâu vài ba tháng nhanh ba ngày cô ơi cô hỡi cho cháu nghỉ, cô thương cháu thật nhưng cô đi làm cả ngày cô không biết ở nhà…


Vẫn chưa là cái đinh gì so với chuyện…..


Ấy cứ là tớ giải thích ví dụ thế để thấy, suy đồi đạo đức trên báo nó toàn diện hơn.