Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

ĐIỂM DỪNG- tiếp

*** Một nhà báo nguyên phó
tổng tờ cướp giết hiếp, nay trong cương vị mới đã có loạt bài sám hối về nghề, trong vụ án nổi tiếng
một thời, Năm Cam.


Chuyển sang kinh tế thị
trường, việc tận dụng báo chí để tẩn
nhau trong làm ăn, ngày càng thông dụng và phong phú hình thức. Công ty Masan từng khốn đốn một thương
phẩm đang bán chạy nhất chỉ vì một cái  tin giời ơi đất hỡi. Trong chai
xáxị Chương  Dương có gián trong
bánh cake Thuận phát nguyên con chuột…lẫn trong những thông tin ấy, không phải tất
cả đều là sự vô tư bảo vệ người tiêu dùng.


Nhưng phải đến vụ Năm Cam thì
nghệ thuật dùng báo chí phục vụ cho mục đích cá nhân (thay vì cộng đồng) mới lên đến mức tuyệt kỹ. Tức
là nó không chỉ dừng ở mức tranh giành nhau vì miếng ăn nữa mà lấn sang một địa
hạt, từ xưa tới thời điểm đó vốn là khu vực cấm nghiêm cẩn nhất đối với báo chí.
Không ít lần blog Beo nhắc đến ông Trần Mai Hạnh, UVTU, Tổng giám đốc đài phát thanh
và được cơ cấu bộ trưởng bộ VHTT khóa ấy, thân bại danh liệt, mất tất cả và oan
ức bậc nhất trong vụ án này. (Beo sẽ viết chi tiết riêng nếu có nhiều bạn yêu
cầu vì Beo nghĩ, chuyện này hơi bị cũ).


Bài bản của vụ Năm Cam được
lặp lại trong vụ PMU 18, nạn nhân là thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến. Tướng Cu,
không mưu mô bằng tướng kia, bài vở thực hành quá lộ liễu nên đã trúng cú hồi
mã thương, thân bại danh liệt, mất tất cả và,  không hề oan.


Nhưng, nơi mất nhiều nhất,
đau nhất, chính là uy lực của báo chí. Sự thiếu vô tư khiến chính quyền cảnh
giác hơn trong khâu xử lí cuối cùng, và như vậy còn ai sẽ sợ báo chí nữa. Không
một chính quyền nào không sợ công luận (chỉ có điều có thể hiện ra hay không mà
thôi). Bằng hai vụ án cụ thể trên, báo chí- dù có hoàn toàn vô tình đi chăng
nữa- đã tự chứng minh mình không đại diện cho công luận, ai trong chính quyền
sẽ còn sợ báo chí?


*** Báo chí đi đầu trong việc
chống tham nhũng. Có mà chống vào mắt. Tham nhũng ngày càng mưu ma kế quỷ. Có phải
xã hội nguyên thủy đâu mà hễ hô lên tham nhũng là bắt ngay được.


Báo chí, nói thì bảo vạch áo cho
người xem lưng, chứ tin nguồn cũng dựa chủ yếu vào án đang làm, từ cơ quan điều
tra hay viện kiểm sát, rò rỉ ra. Ăn theo chống tham nhũng từ chính chính quyền
rồi quay ra réo rắt phê chính quyền không nỗ lực chống tham nhũng. May mắn hơn thì
vớ được tin nguồn từ nội bộ, từ phe phái đánh nhau tuồn cho. Nhưng sự may mắn
này ngày càng hiếm vì, như đã dẫn giải ở trên, phe phái dường như giờ cũng ít
tin vào uy lực báo chí. Họ gửi gắm sự triệt hạ đối thủ vào những nơi khác mất
rồi.


Còn


ĐIỂM DỪNG


*** Thật sự Beo khá bất ngờ
với mức án viện kiểm sát luận cho Hà Phan báo Tiền Phong. Nặng quá. Dù có ở mức
thấp nhất của tội danh này cũng là quá nặng. Còn may, chỉ 200 triệu chứ phi vụ
500 triệu mà  đủ bằng chứng, thì hết một
đời người.


Thuật dùng người, nói thì dễ
mà nói bao giờ chả dễ, nhưng là cả một vấn đề khổng lồ đè nặng lên vai người
đứng đầu. Anh Tạch Toyota mới đây hay thầy Khoa Vân tảo trước kia, trong lòng
có hoan nghênh không, hoan nghênh quá đi chứ. Tính cách họ có quý không, quý
bằng vàng. Nhưng ở họ luôn tiềm ẩn sự bất ổn cho cả một tập thể. Mệt mỏi nhất ở
chỗ, công luận, có một phương pháp nâng tầm người hùng rất phổ thông, là dìm
toàn bộ đám đông cạnh người hùng xuống bùn đen. Sự mặc định thiển cận và bất
công ấy, đặc biệt khi có truyền thông 
dính vào, luôn là lí do chính đáng để cả một tập thể đối lập với người
hùng. Vẻ vang vinh hạnh gì Beo không biết, nhưng Beo tin rằng, họ-những người
hùng- không thể là người sung sướng.


Ở một góc độ trái ngược. Hà
Phan chẳng hạn. Cũng chứa đầy sự bất ổn cho một tập thể và hệ lụy cho người
đứng đầu kể kiểu gì cũng không thấu, thậm chí có khi còn không bao giờ còn cơ
hội gầy dựng lại. Trăm con người, dù có đích thân tuyển chọn cũng không có gì
bảo đảm không ẩn chứa đâu đó sự phản trắc, đặc biệt trong giới nhiều chữ nghĩa,
tỉ lệ phản trắc so với tử tế cao gấp bội lần các giới khác. Làm kiểu gì làm
cách nào sàng lọc ra được các cá thể ấy. Đa phần đều chấp nhận thụ động đạn
trúng lúc nào chết lúc ấy. Ở góc độ này, chẳng ai sung sướng. Beo từng chứng
kiến không ít lần, cả cơ quan cứ như vừa đi đám ma về.


*** Lòng tham mà bảo phải có
điểm dừng là chuyện hoang đường. Ở đây, bên cạnh lòng tham của một cá nhân, còn
  sự thiếu kinh nghiệm của ban biên
tập. Một doanh nghiệp tư nhân lớn và nổi tiếng nhất nước- loại doanh nghiệp khó
nhá nhất- đánh được họ phải chuẩn bị
cả một sự bài binh bố trận, mở đầu là gì kết thúc ở đâu chi tiết nào tung ra chi
tiết nào giữ lại thủ thân, với các bằng chứng chí ít cũng đang trên đường sang
tới viện kiểm sát, thậm chí phải kiếm trước cả dăm vài ô dù không nhỏ để phụ đỡ
khi bị áp lực nếu có. Đằng này, khơi khơi đến vài kỳ đăng rồi mà ban biên tập
không ngửi thấy mùi nguy hiểm, từ
quân nhà mình và từ phía doanh nghiệp, thì thật lạ.


Văn phòng báo Tiền Phong nằm chếch
ngay Vãng sinh đường của chùa Vĩnh nghiêm, nhằm đúng hướng ác. Đã thế, bóng
chiều đổ nguyên cái tháp chùa lên toàn bộ toà nhà. Tờ báo cứ động khởi sắc y
như rằng lại gặp chuyện. Beo mà là ông Huynh, Beo bán phứt, chui vào hóc hẻm
nào cũng được chứ ở đấy, còn là khốn khổ khốn nạn.



mai viêt tiếp